(HBĐT) - So với các tỉnh, thành trong cả nước, hình thức bán hàng đa cấp, bán hàng lưu động vào tỉnh ta muộn hơn. Xuất hiện từ năm 2009, kiểu kinh doanh mang tính chất “truyền tiêu” này đã bộc lộ không ít hành vi vi phạm, những thủ đoạn gian lận thương mại trên thị trường.
Vào một ngày đầu tháng 7/2010, có 3 thanh niên ăn vận lịch sự đến chào hàng tại đại lý kinh doanh của chị Đỗ Thị V. - thị trấn Mai Châu (huyện Mai Châu). Những người này xưng là cán bộ chủ chốt của một siêu thị lớn ở Hà Nội đưa cho chị V. xem đầy đủ giấy phép kinh doanh kèm theo bản xác nhận là người của Công ty có con dấu (photo), họ đon đả giới thiệu với chị về “chiến lược” mở rộng mạng lưới, phát triển thị trường đến các vùng sâu, xa tỉnh Hoà Bình. Theo họ, mọi chủng loại hàng mà chị V. hiện đang bán đều có trong danh sách những sản phẩm được công ty phân phối. Ngoài giao hàng tận nơi, giá cả thấp hơn giá trên thị trường ít nhất 20%, đại lý còn được chiết khấu ngay 10% nếu nhập hàng với số lượng lớn. Đặc biệt, hộ kinh doanh sẽ được công ty trang bị kệ tủ, ô, bàn ghế, tủ lạnh để phục vụ bán hàng.
“Chiêu” mời chào hấp dẫn của 3 thanh niên khiến chị V. ngỡ mình như gặp được vận may, chị vội vã đòi xem hàng mà không mấy bận tâm về việc chỉ một sản phẩm duy nhất được các nhân viên này mang đến là kẹo cao su (chewinggum). Vừa chuyển thùng hàng từ trên chiếc xe bán tải, họ từ tốn giải thích rằng đây chỉ là một trong những loại hàng giới thiệu đang bán chạy trên thị trường, khi có nhu cầu chỉ cần gọi điện, họ sẽ mang đến nhiều sản phẩm để chị có thể thoải mái đổi, nhập thêm hàng mới. Sau phút lưỡng lự, chị V. đồng ý xuất ra hơn 10 triệu đồng nhập về 4 thùng chewinggum nhãn hiệu Xylitol. Sau khi những nhân viên này đi khỏi ít phút, chị hồ hởi tháo dỡ kiện hàng để bày bán. Thùng kẹo được mở ra cũng là lúc chị phát hiện vỏ kẹo có màu nhợt nhạt hơn mẫu bao bì của lotte và tên sản phẩm không phải Xylitol mà là Xylitor. Hốt hoảng, chị gọi đến số điện thoại liên lạc mà 3 thanh niên kia để lại nhưng đáp lời chị chỉ có lời của nhân viên mạng “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được...”.
Trường hợp của chị V. chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp đại lý, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị lừa bởi chiêu thức “hoa hồng”. Các tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp, bán hàng lưu động vẫn hoạt động ở nhiều địa bàn huyện, thành phố trong tỉnh, tiếp cận chủ yếu ở khu vực vùng sâu, xa để phân phối sản phẩm. Chị Nguyễn Thị L. - một hộ kinh doanh hoá mỹ phẩm ở thành phố Hoà Bình cho biết: Những người tự xưng là đại diện của các công ty, nhà phân phối lớn đến chào hàng thường đi theo nhóm từ 2 - 3 người, trong đó có 1 lái xe. Sản phẩm giới thiệu thường chỉ mang theo vài ba mặt hàng mà nếu đại lý, hộ kinh doanh cảnh giác, kiểm tra hàng kỹ trước khi trao đổi sẽ tránh được việc mua phải hàng “rởm”.
Hộ kinh doanh đề cao cảnh giác
Hộ kinh doanh do hám lợi đã nhập phải hàng giả, hàng kém chất lượng dẫn đến cảnh tiền mất, hàng không tiêu thụ được. Mặc dù vậy, các đại lý này thà rằng “cắn răng” chịu đựng chứ nhất định không hé lộ cho cơ quan chức năng bởi họ biết rằng khi đó, lực lượng QLTT sẽ thu hồi, tịch thu lô hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo thống kê từ Chi cục QLTT tỉnh, có 6 tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn, trong đó có Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH một thành viên Giấc mơ hạnh phúc Hoà Bình, Công ty CP mạng lưới Hữu Nghị, Công ty Thương mại Lô hội kinh doanh hoá mỹ phẩm... Các công ty này tuy có trụ sở tại TPHB nhưng được Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cấp phép. áp quy định của luật pháp thì 6 công ty này khi về đây chỉ phải làm thủ tục thông báo hoạt động. Riêng tổ chức, cá thể bán hàng lưu động không có số liệu cụ thể.
Ông Hoàng Đức Trường, Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Dòng sản phẩm được các công ty này phân phối trên thị trường tỉnh chủ yếu là hàng điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung. Quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường đã phát hiện, đồng thời xử phạt hành chính 2/6 công ty vi phạm các lỗi chính như không công bố công khai quy tắc hoạt động bán hàng đa cấp, không ký hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp hoặc không thông báo mạng lưới bán hàng đa cấp. Với các tổ chức, cá thể bán hàng lưu động, do đặc thù hoạt động “động”, “trá hình” nên cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát được.
Ở một khía cạnh nào đó, các đại lý, hộ kinh doanh nhỏ lẻ thực chất cũng là nhà tiêu thụ, người tiêu dùng sản phẩm. ông Hoàng Đức Trường lưu ý người dân, nếu có phát sinh hoạt động mua bán như trên, cẩn thận trọng tìm hiểu kỹ về giá cả, mẫu mã, hoá đơn, chứng từ chứng minh đã mua hàng của công ty đó. Có như vậy mới tránh mua phải hàng hoá không đảm bảo chất lượng, không phù hợp về giá cả. Khi tham gia tiêu dùng, người dân tìm hiểu kỹ về xuất xứ của sản phẩm, nhãn mác, thời hạn sử dụng. Khi phát hiện hàng không có nhãn mác, không đảm bảo tiêu chuẩn theo công bố tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất, lực lượng QLTT sẽ xử phạt vi phạm và tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá, không để lưu thông trên thị trường, tránh thiệt thòi cho quyền lợi người tiêu dùng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vào hồi 14h, ngày 2/11, trên quốc lộ 6A, tại địa phận xã Thu Phong, huyện Cao Phong, đội công tác thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Công an tỉnh).
(HBĐT) - Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ trong 2 năm 9 từ (2008-2010), lực lượng chức năng tỉnh đã vận động nhân dân thu nộp 3.457 khẩu súng quân dụng, súng săn, súng tự chế các loại, 377kg thuốc nổ bị tàng trữ trái phép, 79 quả lựu đạn, 16 quả bom, 70 côn và mã tấu.
Ngày hôm qua, Trung tá Nguyễn Hoàng Tuấn - Trưởng Công an quận Tân Phú, TP HCM cho biết đã chuyển hồ vụ bé Lê Quang Vinh, 4 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, lên VKSND để xem xét ra quyết định khởi tố vụ án
Chiều 2-11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Trương Công Thành, sinh năm 1960, ở Kiến Xương, Thái Bình, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 2-11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Đình Côn (trú huyện Giao Thủy, Nam Định), Phó tổng giám đốc Cty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy (Vinashin) về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
(HBĐT) - Với thủ đoạn đấu nối hệ thống điện của xe máy, đối tượng đã ngang nhiên lấy trộm chiễc xe máy sau đó sử dụng chính chiếc xe này là phương tiện đi lại. Tưởng rằng sự việc đã rơi vào quên lãng và cơ quan điều tra không thể tìm ra được, tuy nhiên chỉ sau hơn 20 ngày, đối tượng buộc phải tra tay vào chiếc coòng số 8 và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.