Gắn bó với Trường Văn hóa I - Bộ Công an gần 20 năm, Trung tá Đỗ Thị Huyền Lan đã góp phần đào tạo các thế hệ học sinh, nhiều em trong đó đã trưởng thành, đang có mặt trên mọi miền đất nước, cống hiến sức mình vào sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Sinh trưởng trong một gia đình bố mẹ đều là cán bộ trong lực lượng Công an, nhưng chưa bao giờ chị nghĩ tới một ngày mình sẽ trở thành một người chiến sĩ Công an. Ước mơ duy nhất với chị lúc đó là trở thành một cô giáo, vì thế, sau khi tốt nghiệp THPT chị quyết định thi vào Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và trở thành sinh viên khoa Hoá. Sau khi tốt nghiệp, chị về nhận công tác tại Trường Văn hóa I - Bộ Công an. Đó là năm 1993, cơ sở vật chất của Trường Văn hóa I còn nhiều khó khăn. Chị đã cùng đồng nghiệp của mình cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa tích cực nghiên cứu các chương trình giảng dạy, cũng như dành nhiều thời gian để sáng tạo ra các đồ dùng trực quan, thí nghiệm cho phù hợp với học sinh.
Cô giáo Đỗ Thị Huyền Lan với các em học sinh.
Chị tâm sự: "Nguồn tuyển sinh của trường phần lớn là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, ở các vùng sâu, vùng xa nên nhiều em vẫn còn thiếu hụt về văn hóa và kiến thức, vì vậy, trong giảng dạy, giáo viên phải có nhiều sáng tạo để giúp các em hiểu bài nhanh nhất...".
Để đào tạo có chất lượng, hiệu quả, lãnh đạo nhà trường luôn quán triệt, phải tạo điều kiện để các em không đánh mất nguồn cội, gốc gác của mình, nhưng phải có định hướng rõ ràng để các em sớm hòa đồng và nhanh chóng nắm bắt tri thức, tạo nền tảng cho việc học về nghiệp vụ, để sau khi trưởng thành trở về phục vụ công tác bảo vệ ANTT ở cơ sở. Xuất phát từ tình thương yêu học sinh, cô giáo Đỗ Thị Huyền Lan cùng tập thể giáo viên đã nghiên cứu, bổ sung những giáo trình phụ trợ, phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Chị đã không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
Là một giáo viên, đồng thời cũng là một người chiến sĩ CAND, trong nhiều năm gắn bó với trường, Trung tá Đỗ Thị Huyền Lan luôn có ý thức tu dưỡng về đạo đức, lối sống… trở thành tấm gương trong học trò, được đồng nghiệp quý mến, tín nhiệm.
Trong mối quan hệ với học trò, Trung tá Đồ Thị Huyền Lan tâm sự: Điều đặc biệt của các em học sinh ở đây, đó là phần lớn phải xa nhà trọ học từ rất sớm, có em cách nhà hàng trăm kilomet. Tuổi nhỏ, cộng với tâm lý lứa tuổi, nên nhiều em vẫn còn nhớ gia đình, chưa thật sự tập trung vào việc học.
Nắm bắt được điều này, trong thời gian 10 năm vẫn còn ở trọ trong khu tập thể giáo viên trường, chị vẫn dành những khoảng thời gian rảnh rỗi của mình đến thăm hỏi các em học sinh như một người mẹ, người chị. Chẳng thế mà, không chỉ các em hiện đang học tập tại trường, mà ngay cả nhiều em đã bước qua thời học trò vẫn luôn dành cho cô giáo của mình một tình cảm đặc biệt, thân thiết như người nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có ý thức trong học tập, vẫn có những trường hợp các em chưa thật sự chấp hành tốt nội quy trường lớp, ngỗ ngược, hay đánh nhau… Đối với những học sinh này, chị chọn cách tìm thời điểm thích hợp để tâm sự, phân tích cho các em hiểu rõ việc đúng, sai để từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp, nhờ thế mà một số học sinh cá biệt đã khắc phục được những sai lầm, hoàn thành tốt chương trình học đề ra.
Tâm huyết với học trò, nhiệt tình trong giảng dạy và tích cực bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ…, Trung tá Đỗ Thị Huyền Lan đã khẳng định mình trong công tác chuyên môn. Năm 2005 - 2007, chị đã kết thúc khóa cao học chuyên ngành Hoá học với điểm bảo vệ Luận án Thạc sĩ là: 9,5; giành được chứng chỉ loại khá tại lớp "Bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật" tại Học viện ANND.
Ngoài ra, chị còn dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu, sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của chị đều được đánh giá, xếp loại khá giỏi và có khả năng ứng dụng vào thực tế cao.
Hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn nêu cao tinh thần quyết tâm dạy tốt; Trung tá Đỗ Thị Huyền Lan đã góp sức mình vào những thành tích, kết quả giáo dục, đào tạo của Trường Văn hoá I - Bộ Công an. Với chị, niềm vui và niềm hạnh phúc lớn lao là những em học sinh của mình tốt nghiệp, trưởng thành, trở thành người chiến sĩ Công an trên trận tuyến thầm lặng vì bình yên cuộc sống
Theo Báo CAND
Ho là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do cảm cúm, viêm họng, do phế quản phế viêm, phế nhiệt, do đàm ẩm, do hàn thấp... Bởi thế cho nên mỗi thể bệnh mỗi kiểu bệnh cần có phương pháp và bài thuốc điều trị tương ứng. Xin được giới thiệu một số bệnh dưới đây. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
(HBĐT) - Trong tháng 10, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát 111 vụ, xử lý 83 vụ với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và giá trị hàng hóa tịch thu là 79,9 triệu đồng
(HBĐT) - Ngày 15/9/2010 là thời hạn bắt buộc phải dán tem hợp quy (tem CR) cho mặt hàng đồ chơi trẻ em (ĐCTE) sản xuất trong nước hay nhập khẩu theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh một vài ĐCTE có dán dấu hợp quy, những loại đồ chơi không tem, không nguồn gốc, xuất xứ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vẫn tràn lan trên thị trường.
(HBĐT) - Với địa bàn rộng, trải dài trên tuyến QL6A và 12B, thị trấn Mường Khến (huyện Tân Lạc) có nhiều thuận lợi để thúc đẩy KT-XH. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để các loại tội phạm, TNXH nảy sinh, đặc biệt là tội phạm ma túy.
Các trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an TP Hải Phòng vừa bắt gọn 2 đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm đang bị truy nã. Một kẻ từng dùng súng hoa cải bắn chết người tại Hải Phòng rồi bỏ trốn, khi bị Công an tỉnh Hải Dương truy bắt còn dùng súng quân dụng chống trả quyết liệt. Tên còn lại từng vác dao chém trọng thương nhóm đối thủ, gây náo loạn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 4.11, Công an quận Hoàng Mai - Hà Nội cho biết, vừa khám phá và bắt giữ 3 đối tượng gây ra 40 vụ cướp và cưỡng đoạt tài sản trên đường vành đai 3 thuộc địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.