Khi hỏi chủ tịch một số xã vùng cao tại huyện Văn Chấn và Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái về công tác hộ tịch (đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử…), phóng viên NDĐT nhận được câu trả lời đáng mừng, tỷ lệ bà con tự nguyện đi đăng ký cao rồi. Nhưng vào tận bản, leo lên tận nhà dân mới thấy…
Tuyên truyền bằng loa, chỉ có cán bộ nghe là …chính
Trước kia chưa có điện, phương thức mà các cán bộ tại xã Sùng Đô huyện Văn Chấn chọn là tuyên truyền miệng. Với phương thức này, việc tuyên truyền cho đồng bào gặp nhiều khó khăn do địa hình xa xôi, nhất là đối với những thôn bản hẻo lánh. Nhưng nay đã có điện, cái loa phát thanh được dùng để “nói” văn bản chính sách của Đảng, của Chính phủ cho dân.
Tuy nhiên, thời lượng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc rất ít. Người ở tuổi lao động thường lên nương từ tờ mờ sáng đến tối mịt đường mới về nên loa có phát thì cũng chỉ có cán bộ, người già và trẻ nhỏ ở nhà nghe mà thôi. Mà người ở nhà, ai có nghe thì mình người đó biết.(!) Lâu lâu xã mới tập hợp được bà con đến xã để họp một lần, nhưng chủ yếu là phụ nữ đi vì từ hồi có điện đàn ông bận…coi phim. Đặc trưng của phụ nữ người Mông là ngoài thời gian làm nương, làm việc nhà họ thường đan lát, khâu vá, đi họp cũng mang theo để làm hoặc trông con nên họ chẳng tiếp thu được mấy. Cán bộ xã có nhắc, đi họp không được mang theo đồ khâu vá nhưng mọi việc vẫn đâu đóng đấy.
Và dù có được nói, được tuyên truyền rất nhiều song nhận thức của bà con khi thực hiện chính sách, quy định của pháp luật còn rất hạn chế. Các cặp vợ chồng chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (ĐKKH) thì sợ không dám ra xã làm thủ tục. Các cặp đủ tuổi cũng chẳng buồn đi vì “ có quan trọng gì đâu”. Khi được cấp tận tay, lại bỏ đâu mất, đến lúc ra tòa hôn nhiên khai “ tôi không có giấy đó đâu, có ai mang cho tôi đâu mà”. Vì thế việc đến lúc đám cưới tự nguyện đi ĐKKH của đồng bào tại đây có thể đếm đầu ngón tay không hết.
Đăng ký khai sinh – cha mẹ “vô can”
Không hiểu hết giá trị của tờ giấy ĐKKH, nên đa phần các ông bố bà mẹ “quên” luôn việc đăng ký khai sinh (ĐKKS) cho con. Tại thôn Pá Te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, nơi có nhiều người dân tộc Khmú, cán bộ có đến vận động họ đi đăng ký khai sinh (ĐKKS), ĐKKH họ cũng chẳng làm . Một cán bộ mặt trận của xã Túc Đán cho hay, “Đến lúc sắp chết nó mới quay lại hỏi giấy ĐKKS cơ vì lúc đó nó phải làm giấy tờ để lấy bảo hiểm y tế. Nhiều khi cán bộ đến hỏi con mày học lớp mấy. Nó bảo, tao cũng chằng biết”. Và tờ giấy khai sinh của trẻ vùng cao này có được là nhờ cán bộ tư pháp “soạn” sẵn chỉ việc điểm chỉ hoặc ký, và nhiều trường hợp là do thầy cô giáo thực hiện thay quyền của cha mẹ.
Đối với cán bộ tư pháp, hàng tháng hàng quý đến các thôn bản xa lồng ghép trong các chương trình làm việc của công an tại thôn bản để rà soát dân số. Nếu thấy tăng lên vì lý do sinh thì cán bộ “tự động” về làm thủ tục ĐKKS cho trẻ. Họ điền gần hết thông tin vào đó, trừ phần ngày tháng sinh để dành cho cha mẹ trẻ. Nhưng nhiều khi cho con em đi học, cha mẹ cũng chẳng nhớ chính xác thì con của mình sinh ngày tháng năm nào. Các thầy cô giáo ở trường khi làm học bạ cho trẻ thấy chúng chưa có giấy khai sinh thì đành làm cho đủ thủ tục. Tất nhiên ngày tháng sinh của học sinh cũng do thấy cô giáo tự viết theo kiểu thích ngày nào thì …điển ngày đó vào.
Các thầy cô giáo làm việc đó cũng chỉ vì quyền lợi của trẻ thế nhưng điều này cũng phát sinh hệ huỵ. Đó là tên của trẻ ở nhà một kiểu nhưng khi thầy cô giáo làm giấy khai sinh cho trẻ thì lại viết một cái tên gần… giống . Khi trẻ học lên cao, có điều kiện đi học lớp cử tuyển, kiểm tra giấy tờ thì người được cử đi học và người thực tế lại là hai người hoàn toàn khác nhau. Chính vì điều này mà có nhiều em đành ngâm ngùi từ bỏ ước mơ của mình.
Cán bộ tư pháp chỉ “đọc” được thuật ngữ pháp lý
Thực tế không thể trách trình độ nhận thức pháp luật của người dân vùng cao khi mà bản thân trình độ của cán bộ tư pháp nơi đây còn thấp. Tại huyện Trạm Tấu, chỉ có 4/12 cán bộ tư pháp có trình độ trung cấp luật- yếu cầu tối thiểu đối với những người làm nghề này. Ngay văn bản công văn giấy tờ gửi đến từ trước đó vài ngày, cán bộ cũng tìm mãi không thấy. Cán bộ tư pháp tuy là người dân tộc biết đọc và viết tiếng phổ thông nhưng nhiều thuật ngữ pháp lý, họ có thể đọc được nhưng không hiểu nghĩa của từ đó là gì. Vậy làm thế nào để nói cho dân hiểu? Và thế là khi viết sổ ĐKKS cho trẻ, cán bộ tư pháp viết toàn tên của ông chủ tịch xã khiến trợ giúp viên pháp lý lúc đầu còn nghĩ “quái, chủ tịch xã này sao nhiều con thế?”.
Khi cán bộ tư pháp không có trình độ để nói cho dân thì người dân cũng không biết đâu là quyền lợi mà Đảng và Chính phủ dành cho họ để mà hỏi. Thực tế của công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại vùng xâu vùng xa mới thấy, trình độ nhận thức pháp luật của đồng bào còn thấp và “hồn nhiên”. Một cán bộ tư pháp đã kể lại câu chuyện cười ra nước mắt. Một đồng bào hỏi trợ giúp viên pháp lý làm thế nào để cưới vợ khi vợ mới chỉ 16 tuổi thôi. Sau khi cán bộ giải thích thế là không được, là vi phạm pháp luật, họ hùng hồn trả lời: “Thế thì chẳng cần lấy nữa. Cứ yêu thôi, yêu vẫn ở với nhau như bình thường mà, cần gì lấy nữa”.
Ông Hào A Tủa (người Mông), Phó phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu cho biết, sắp tới phòng tư pháp huyện sẽ bố trí đưa cán bộ tư pháp chưa đủ trình độ tại các xã đi học. “Một vài năm gần đây, trinh độ cán bộ tư pháp đã có tiến bộ nhất định nhưng để đáp ứng nhiệm vụ địa phương thì chưa, do bất cập cũng như sự quan tâm chỉ đạo của hàng ngũ lãnh đạo còn hạn chế. Vậy mà nhiều khi công văn tổ chức buổi trợ giúp pháp lý gửi đến, họ cũng quên, chẳng biết nhét đâu nữa. Chúng tôi thành lập Ban tuyên truyền cấp xã, nhưng anh em lĩnh hội tuyên truyền cho dân còn hạn chế, nội dung chính cần tuyên truyền nhiều khi họ không tuyên truyền được. Điều đó ảnh hưởng đến việc tuyên truyền cũng như nhận thức của bà con”.
Hiện nay, người dân nhận thức nhiều về nguy cơ về việc chặt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy nên tỷ lệ này đã giảm đáng kể, song bên cạnh đó, tình trạng bà con tái nghiện, trồng ma tuý vẫn khó kiểm soát. Người dân thấy công an áo vàng đến là trốn biệt còn các cán bộ khác thì không sợ vì “chúng nó không làm gì được mình đâu” hay thậm chí còn mời cả cán bộ thi hành án “thử” xem sao. Cán bộ tư pháp không biết làm thế nào giúp công an xã đưa ra phương thức xử lý vụ án hiếp dâm chỉ vì “ người đó chỉ quan hệ một lần thôi, chưa từng tiếp xúc bao giờ”. Và khi có vụ kiện đòi ly hôn thì không biết xử lý thế nào khi mà họ chưa ra làm thủ tục đăng ký kết hôn. ‘Chúng nó là vợ chồng rồi, làm lễ trước bàn thờ tổ tiên rồi, giờ kiện ly hôn, chịu thôi”.
Theo ND
Trên thực tế có những người tố cáo đúng sự thật nhưng lại không dám ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình khi tố cáo vì sợ bị trù dập, ảnh hưởng quyền lợi bản thân. Do vậy, một số đại biểu đề nghị cần quy định đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết.
Hôm qua, tại khúc sông Hồng chảy qua phường Chương Dương (Hà Nội), Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và UBND thành phố Hà Nội tổ chức Diễn tập phương án đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin, xử lý bom mìn, cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện giao thông đường thủy nội địa năm 2010.
Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, lực lượng Hậu cần An ninh đã đồng hành cùng các đơn vị nghiệp vụ, thực sự là lực lượng "đi trước về sau" trong các chuyên án, vụ án, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
(HBĐT) - Khoảng 14 giờ ngày 7/11, anh Nguyễn Xuân Chí ở Phú Minh (huyện Kỳ Sơn) tới Công an huyện Kỳ Sơn trình báo: Kẻ gian đã đột nhập vào nhà, lấy trộm 2,2 lượng vàng (trị giá gần 80 triệu đồng).
(HBĐT) - TAND huyện Tân Lạc vừa tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án buôn bán tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo là Nguyễn Văn Hậu, sinh năm 1973, trú tại tổ 4, phường Đồng Tiến, Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1982, trú tại tổ 23, phường Đồng Tiến và Ngô Văn Hùng, sinh năm 1985, thường trú tại tổ 20, phường Đồng Tiến (TP. Hoà Bình).
Khi hố tử thần lần đầu tiên xuất hiện tại TP HCM, các cơ quan chức năng có trách nhiệm đã không cho dư luận thấy được động thái kiên quyết xử lý. Để rồi, khi nhiều hố tử thần liên tiếp xé toác các con đường, người dân hoảng hốt và cùng giới truyền thông phản ứng rất mạnh thì những cuộc họp giữa các ban, ngành liên quan nhằm hướng đến việc khắc phục hậu quả mới được diễn ra.