Cán bộ tư pháp xã Bắc Phong (Cao Phong) thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch cho người dân

Cán bộ tư pháp xã Bắc Phong (Cao Phong) thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch cho người dân

(HBĐT) - Thực hiện chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Ban điều hành Đề án 4 thuộc Chương trình 212 của tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò của cán bộ tư pháp xã trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở cơ sở.

 

Để thực hiện mục tiêu trên, từ năm 2006 đến nay, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL luôn được các sở ngành chức năng quan tâm. Hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, nghiệp vụ cho 210 công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã với các chuyên đề như: kỹ năng tổ chức công tác PBGDPL; công tác hòa giải ở cơ sở; pháp luật và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; pháp luật và nghiệp vụ chứng thực; công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp xã. Sở Tư pháp đã thông qua Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức được 14 đợt tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ điều tra, thẩm phán và đội ngũ cộng tác viên, ban chủ nhiệm CLB trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

 

Được trang bị đầy đủ kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ tư pháp xã đã thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó có việc tăng cường công tác TTPBGDPL thông qua thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, nhất là những quy định về khai sinh, khai tử, kết hôn. Qua đó đã góp phần hạn chế được tình trạng đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn ở cơ sở. 5 năm qua, công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã đã thường xuyên tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo và duy trì có hiệu quả  hoạt động của 2.103 tổ hòa giải cơ sở với 10.811 tổ viên. Bình quân hàng năm hòa giải thành trên 90% các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư. Để tạo điều kiện cho người dân khi có vướng mắc hoặc cần giải đáp pháp luật được thuận lợi, ngoài chi nhánh trợ giúp pháp lý của huyện, ngành Tư pháp còn thành lập và duy trì 128 CLB trợ giúp pháp lý ở các xã, phường, thị trấn huy động sự tham gia của cán bộ tư pháp xã. Những năm qua, nhiều mô hình CLB đã phát huy hiệu quả hoạt động. Điển hình như ở huyện Lạc Thủy, ngoài cán bộ chi nhánh Văn phòng trợ giúp pháp lý cấp huyện, còn có 14 cộng tác viên và 5 CLB trợ giúp pháp lý ở cơ sở với tổng  số 336 hội viên. Trong thời gian gần đây, huyện đã tư vấn, trợ giúp pháp lý (TGPL) được 561 việc về các lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách, hôn nhân gia đình... cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số. Thành phố Hòa Bình thực hiện được 47 cuộc TGPL lưu động cho 1.913 đối tượng thuộc diện được hưởng trợ giúp pháp lý. Huyện Yên Thủy tổ chức được 85 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động cho trên 900 đối tượng với 351 việc và tư vấn luật lưu động với 134 vụ việc cho hơn 600 đối tượng.

 

Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong PBGDPL đã   góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân các xã, phường, thị trấn đúng với mục tiêu mà Đề án 4, Chương trình 212 tỉnh đã đề ra.

 

 

                                                                                               Thuý Hằng

 

Các tin khác

Đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê (Tân Lạc) tuyên truyền về tác hại của ma túy và công tác phòng ngừa, động viên người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Hiện trường vụ cháy tại kho chứa sản phẩm của Công ty TNHH Minh Nguyên.
Xã Hang Kia được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Các đối tượng vụ án.

10 năm công tác Hậu cần-Kỹ thuật CAND (2001-2010)

10 năm, một thời gian không phải là dài so với chặng đường xây dựng, trưởng thành hơn 65 năm qua của lực lượng Hậu cần - Kỹ thuật CAND nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn lại những thành quả đã đạt được.

Phổ biến pháp luật trong nhà trường sẽ là hoạt động thường xuyên của cơ quan tư pháp

Bộ GD – ĐT và Bộ Tư pháp vừa ký kết thông tư liên tịch, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, giáo viên và học sinh và có hiệu lực kể từ ngày 31-12-2010.

“Các vụ bạo hành trẻ làm cả xã hội thấy bất an”

“Nếu cứ một khoảng thời gian lại xuất hiện một vụ việc bạo hành trẻ trên phương tiện thông tin đại chúng là không ổn và đã đến lúc vai trò của nhà nước phải mạnh mẽ hơn”, Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trương Thị Mai bày tỏ.

Ngành tư pháp thực hiện công tác cải cách hành chính về thể chế

(HBĐT) - Cải cách thể chế là một nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính. Mục tiêu cơ bản là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước trong giải quyết công việc. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành Tư pháp đã triển khai thực hiện cải cách hành chính về thể chế theo từng nội dung cụ thể.

Bắt giữ bảo mẫu hành hạ trẻ

Sau khi đoạn video bị đưa lên mạng, bảo mẫu Trần Thị Phụng đã bị tạm giữ hình sự. Bé Hồ Thị Thúy Ngân đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe

Vạch mặt kẻ “dây máu ăn phần” Nguyễn Đình Thắng

Nhận ra cơ hội tốt nhất để Nguyễn Đình Thắng làm sống dậy cái thây ma Ủy ban cứu người vượt biển, nên khi gặp Nơi, Nguyễn Đình Thắng đã cố vấn cho Lê Văn Nơi rằng khi khai báo, cứ khai là "phải ra đi vì bị đàn áp tôn giáo" trong lúc thực tế, theo các bản khai của Nơi, thì lý do chính mà anh ta vượt biên, là "không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục