Ngày 12-12, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An cho biết đã kết thúc điều tra vụ án gây mê do Đào Thị Ngừng, có hộ khẩu thường trú tại xã Tân Bình, huyện Tân Uyên (Bình Dương) thực hiện.
“Phù thủy” Đào Thị Ngừng
Cơ quan điều tra đã chuyển sang VKSND tỉnh Long An đề nghị truy tố Ngừng về tội giết người, cướp tài sản. Đây là vụ án phức tạp, bị can gây án trên phạm vi rộng, có hàng chục người bị hại. Trong số này có 2 người chết, những người còn lại đều bị tổn hại lớn về sức khỏe, với tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên.
Theo kết luận điều tra, đêm 28-5-2009, Đào Thị Ngừng đến chùa Bạch Long (xã Bình Quới, huyện Châu Thành, Long An) xưng tên là Hà, xin tá túc một đêm vì bị lỡ đường. Tại đây, Ngừng pha thuốc gây mê vào các ly cà phê sữa đá mời ba ni cô là Trần Thị Phỉ, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Thị Tuyến uống. Uống xong, cả ba người ngã vật xuống đất bất tỉnh, còn bà Hà thì cại tủ lấy hết số tiền do bá tánh đóng góp để chỉnh trang lại chùa rồi bỏ trốn. Đến 11 giờ sáng 29-5, người dân địa phương đến viếng chùa phát hiện đưa ba ni cô đi cấp cứu. Sau gần hai tháng điều trị, ba ni cô mới bình phục, trở lại chùa Bạch Long.
Đến ngày 18-10-2009, cơ quan điều tra Công an Long An mới bắt được Ngừng tại tỉnh Bình Dương. Ngay sau khi bắt được Ngừng, Cục CSĐT tội phạm về trật tự phía Nam Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra Công an Long An phối hợp với công an các tỉnh để mở rộng điều tra, xem đây là một chuyên án chuyên giết người, cướp tài sản bằng thuốc gây mê.
Qua quá trình điều tra, cơ quan điều Công an Long An xác định Đào Thị Ngừng có rất nhiều tiền án, tiền sự, sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để gây án. Ba cái tên mà Ngừng thường sử dụng là Hà, Điệp và Hồng.
Năm 1978-1982, Ngừng bị đưa đi cải tạo vì có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Năm 1983 – 1988, bị đưa đi tập trung cải tạo vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.
Ngày 14-7-1990, Ngừng ra tay cướp tài sản của bà Nguyễn Thị Lê (sư cô tu tại chùa Quảng Bình, Gò Dưa, Tam Bình, Thủ Đức, TP.HCM). Sau đó bị Công an quận Thủ Đức khởi tố về tội cướp tài sản. Ngày 14-6-1991 bị TAND TPHCM xử phạt 4 năm tù, thụ hình tại trại cải tạo Bố Lá.
Ngày 24-10-1991, lợi dụng sơ hở của trại, Ngừng trốn về xã Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM, tiếp tục gây ra 4 vụ cướp tài sản.
Ngày 30-6-1993, cùng đồng bọn là Nguyễn Thị Xí giả làm người đi xe, bỏ thuốc mê vào ca phê cướp xe gắn máy của chị Dương Thị Cúc. Ngày 9-7-1993, Ngừng gây mê và cướp xe máy của anh Lê Kim Sơn. Ngày 08-9-1993, Ngừng đến chùa Tam Bảo – An Lộc – Bình Long – Sông Bé (cũ) gây mê ông Lê Văn Rị, ông Nguyễn Văn Hát, bà Nguyễn Thị Bửng cướp 6 chỉ vàng và 500.000đ. Ngày 26-9-1993, Ngừng gây mê Nguyễn Văn Quý cướp xe gắn máy.
Ngày 27-9-1993, Đào Thị Ngừng bị Công an tỉnh Sông Bé (cũ) bắt, khởi tố về tội cướp tài sản. Ngày 3-3-1995, Ngừng bị TAND tỉnh Sông Bé xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, 1 năm tù về tội trốn khỏi nơi giam giữ, đồng thời buộc bị cáo chấp hành hình phạt của TAND TP.HCM trước đó. Tổng hợp hình phạt mà Ngừng phải chấp hành là 18 năm 8 tháng 21 ngày tù giam. Ngày 20-9-2008, Ngưng được đặc xá cho ra tù trước thời hạn.
Ngay khi ra trại, Ngừng tiếp tục mua trữ thuốc gây mê để gây án. Ngày 19-11-2008, Ngừng đến thị xã Tây Ninh, gây mê Phạm Thị Bé, Phạm Thị Đồng, Nguyễn Thị Hải cướp 4 chỉ vàng và 700.000 đồng. Ngày 11-2-2009, Ngừng đến chùa Pháp Khương (Bến Tre) gây mê và cướp của bà Phạm Thị Hồng 200.000 đồng và đôi bông tai bằng vàng. Do Ngừng pha thuốc mê quá liều khiến bà Hồng chết sau đó một tuần.
Ngày 24-3-2009, Ngừng gây mê dẫn đến cái chết của bà Võ Thị Xiếu, ngụ thành phố Long Xuyên (An Giang) cướp 800.000 đồng. Ngày 26-4-2009, Ngừng đến xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, gây mê bốn người gồm Huệ, Cụt, Thanh, Luận, Bảy cướp 500.000 đồng và 1 chiếc đồng hồ. Ngày 28-4-2009, Ngừng đến TP. Buôn Ma Thuộc (Đắc Lắc) gây mê 4 người, cướp 6 triệu đồng và 150 USD.
Theo Báo NLĐ
Nghe tiếng tri hô, người dân sống gần chợ Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng đã đuổi theo tên trộm, cuộc dượt đuổi hơn 2km trên phố đầy nguy hiểm.
Ngày 10-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Phan Hoàng An (nguyên Quyền Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng – huyện Hóc Môn), Đỗ Thị Kim Tuyến (nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn) cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, hai bị can được cho tại ngoại để điều tra; đồng thời tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Thanh Phong về tội “Tham ô tài sản”.
(HBĐT)- Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT- XH, giữ vững ANCT- TTATXH. nhưng trong những năm qua, thực hiện chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, LLVT tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT- XH, QP- AN, góp phần thúc đẩy các hoạt động, các phong trào cách mạng của địa phương. Đặc biệt, trong xây dựng thế trận lòng dân vững mạnh và tạo cơ sở cho việc xây dựng LLVT tỉnh ngày càng vững mạnh, xây dựng nền QPTD, xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc, tích cực tham gia giữ vững ổn định ANCT trên địa bàn tỉnh.
Vào hồi 3 giờ sáng ngày 9-12, trong lúc đi tuần tra làm nhiệm vụ, Đội cảnh sát cơ động, Phòng CS cơ động PC65 Công an Nghệ An đã bắt giữ 3 đối tượng đang phá máy ATM để trộm tiền của Ngân hàng TMCP SCB - Chi nhánh Vinh tại số 2 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh.
"Chính mấy cô trẻ trẻ, mặc áo hai dây tụ tập đua xe kích thích mấy ông trẻ làm những điều bốc đồng… Cần xử phạt cả mấy cô này mới mong giảm nạn đua xe”, Phó giám đốc Công an TP HCM nói trong buổi đăng đàn trả lời chất vấn.
Các đối tượng vận chuyển 7kg heroin từ Mộc Châu, Sơn La đưa về Bắc Giang, nhưng khi đến Hà Đông, HN đã bị công an bắt quả tang.