Trong thời đại toàn cầu hoá, việc sử dụng và phân bố lao động sống theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho những người lao động làm việc ở nước ngoài, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xây dựng quy tắc và hỗ trợ các thành viên hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người đi lao động ở nước ngoài.
Cần phải khẳng định rằng: Một nước chỉ xuất khẩu lao động (XKLĐ) giản đơn là một nước nghèo và biện pháp này được xem như là một giải pháp tình thế để có thể cóp nhặt từng đồng ngoại tệ ở nước ngoài đưa về phục hồi nền kinh tế trong một thời gian càng ngắn càng tốt.
Sau đó, chỉ có thể xuất khẩu chuyên gia, hay xuất khẩu theo hình thức vừa lao động vừa nâng cao tay nghề để quay trở lại phục vụ đất nước một cách tốt hơn. Trong lịch sử, đã có nhiều quốc gia trên thế giới buộc phải XKLĐ ra nước ngoài để làm bất cứ việc gì miễn là có ngoại tệ gửi về nước.
Sau chiến tranh, hàng nghìn người dân Hàn Quốc theo lời kêu gọi của chính phủ đã ra nước ngoài để lao vào những việc mà người bản xứ dù cho tiền lao công cao bao nhiêu cũng không chịu làm. Trong một lần gặp mặt những người như thế trên đất khách quê người, cựu Tổng thống Park Chung-hee đã khóc và xin họ tha thứ cho chính phủ, đồng thời cam kết chẳng bao lâu nữa cảnh khổ nhục này sẽ chấm dứt.
Người lao động Việt |
Trong quá khứ, chúng ta đã đưa hàng vạn con em của mình sang lao động tại các công trường, xí nghiệp tại hầu hết các nước thuộc khối CNXH và đã thành công rất mỹ mãn. Trước hết, nhân phẩm người lao động (NLĐ) Việt
Lịch sử đã chứng minh sự đóng góp to lớn của "thế hệ XKLĐ đầu tiên" trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước, sự ấm no cho gia đình họ và hơn nữa những người XKLĐ Việt Nam tại các nước trên là ngọn lửa nồng thổi ấm mối tình hữu nghị quốc tế giữa nước ta với các nước trên bất chấp thời thế có là bể dâu đi chăng nữa.
Hiện nay một số doanh nghiệp (DN) Việt
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 3 năm qua, đã điều tra, xử lý 137 vụ lừa đảo người có nhu cầu đi XKLĐ, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng, đang tiếp tục điều tra 39 vụ với 88 đối tượng; tổng giá trị tài sản thiệt hại là 37,7 tỷ đồng và 1.450 USD với tổng số người bị hại trong các vụ án là 5.490 người.
Để siết chặt trách nhiệm của DN XKLĐ cho phù hợp với Điều 75 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: "Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài", theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (cho dù bạn thuộc diện đi XKLĐ ở nước ngoài) sẽ được Nhà nước bảo hộ các quyền về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích chính đáng khác khi sinh sống, lao động, học tập ở ngoại quốc - Hiệp hội XKLĐ đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử bao gồm 12 nguyên tắc, trong đó tập trung bảo vệ quyền lợi của NLĐ đó là: DN không cho phép bố trí lao động vào các công việc nguy hiểm, rủi ro, hoặc có nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột hoặc bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào tại nơi làm việc; khi phát hiện thấy nguy hiểm, rủi ro, DN phải thông báo ngay cho NLĐ.
Tuy vậy cho tới nay, chỉ mới có 94 DN trong tổng số 167 DN ký cam kết này, NLĐ Việt Nam vẫn được đưa sang làm cả những công việc mà người nước sở tại từ chối làm việc và gọi chúng là 3K (ba không): nguy hiểm, môi trường làm việc không sạch sẽ và điều kiện lao động khắc nghiệt.
Báo cáo sơ bộ về tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy rất nhiều khó khăn mà lao động Việt Nam phải thường xuyên đối mặt ở nước ngoài, như thiếu bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao; không được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận; bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, nhất là đối với lao động nữ; bị thu giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân; bị bỏ rơi khiến các quyền lợi chính đáng không được bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ và không hiệu quả.
PGS-TS Đặng Nguyên Anh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đưa ra bức tranh về số lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử tại xứ Kim Chi như sau: 11,6% bị đánh, đá, phạt thể xác; 50% bị chửi bới, lăng mạ; 10,2% bị khám xét người; 17,9% không cho rời vị trí làm việc; 2,3% bị xâm hại tình dục, cưỡng bức…
Thống kê của LHQ cho thấy: Lao động trên biển là nghề nghiệp nặng nhọc nhất và nguy hiểm nhất bởi số người thiệt mạng hằng năm cao nhất trong các nghề. Vì vậy, những người làm nghề này phải có sức khỏe thật tốt và thu nhập rất cao cũng như bảo hiểm ở mức đặc biệt mới có thể lôi kéo nhân lực tham gia "trò chơi với tử thần đại dương".
Nghề thuyền viên là một trong 40 nghề mà Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu và chủ yếu tập trung ở thị trường Hàn Quốc với trên 1.000 người tính đến tháng 6/2010 và gần 10.000 người khác, trước năm 2003, làm việc ở Đài Loan. Công việc của thuyền viên Việt
Hiện tại, chúng ta đang có lao động làm việc tại 40 nước và lãnh thổ. Mỗi năm con cháu chúng ta đi xuất khẩu đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu để mang về hơn 1,5 tỷ USD cho Tổ quốc. Chúng ta cần làm rất nhiều việc để bảo vệ họ.
Theo Báo CAND
Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đều thể hiện sự nhất trí cao và xác định chủ đề của Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) năm 2011 trong toàn quân là: “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, quyết thắng”. Theo đó, Hội đồng Thi đua-khen thưởng Bộ Quốc phòng hướng Phong trào TĐQT năm 2011 vào hai nội dung trọng tâm: Tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện; Tiếp tục đột phá vào việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về rèn luyện kỷ luật, duy trì nền nếp chính quy và đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự.
"Có thể khẳng định rằng không có một chuyên án nào, không có một chiến dịch công tác nào của Bộ Công an mà không có sự đóng góp tích cực của lực lượng Ngoại tuyến. Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận công lao, sự hy sinh, gian khổ mà lực lượng Ngoại tuyến đã nỗ lực vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
(HBĐT) - Nguyễn Duy Đồng, sinh năm 1986, trú tại xã Thọ Lộc, Phúc Thọ (Hà Nội) được bố mẹ cho ăn học đến hết lớp 12 thì theo chúng bạn đi làm thợ mộc, làm nhà thuê cho các hộ gia đình ở vùng cao. Nếu chí thú làm ăn thì chẳng có gì đáng nói. Đồng lại có cách cư xử gây khó chịu cho người khác.
Ngày 16/12, Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an huyện Từ Liêm cho biết vừa khám phá đường dây tiêu thụ giấy phép lái xe môtô, ôtô giả trên địa bàn Hà Nội. Bước đầu, cơ quan điều tra đã bắt giữ 4 đối tượng, thu hồi hàng chục giấy tờ giả...
Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. "Chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi", một thanh niên kể. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học.
Nhầm tưởng đã gặp được một cán bộ "có tầm cỡ" giúp đỡ mình, ông Hương vội vã photocopy bản án hình sự, quyết định thi hành án phạt tù của Chánh án TAND huyện Hàm Thuận Nam đưa cho anh "Cảnh sát hình sự" tên Lộc để "chạy án"