Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. "Chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi", một thanh niên kể. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học.

 

Lũ lượt từng tốp 5-7 người, vai vác cuốc treo tòng teng trên cán cuốc là cái bao tải xác rắn, trông giống những người đi mót khoai, mót sắn. Họ đi về phía dãy núi cao.

Thấy tôi ngạc nhiên, ông Nguyễn Thế Vinh, Phó Chủ tịch xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, giải thích: "Họ đi mót đá đó. Cả cái xã này, hễ làm xong mùa vụ là nhiều người tranh thủ vác cuốc, mang bao đi mót đá để đem về xay đãi lấy vàng bán kiếm thêm thu nhập, chi phí cho sinh hoạt gia đình và nuôi con ăn học...". 

Nhắc đến xã Tam Lãnh nằm trong dãy núi ở phía Tây hồ Phú Ninh, tiếp giáp xã Trà Cót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), hẳn rất nhiều người sẽ nghĩ đến mỏ vàng Bồng Miêu ở miền đất này. Ông Vinh cho biết, mỏ vàng Bồng Miêu được người Chămpa khai thác từ hơn 1.000 năm trước. Khi làm xong con đường từ Tam Kỳ lên Bồng Miêu, thực dân Pháp đã bắt người dân Tam Lãnh, Quảng Nam đi khai thác mỏ và tới năm 1939, vơ vét được 2.283kg vàng...

Đá được mót về chất thành đống và xay ra để đãi vàng tại vườn nhà dân ở Tam Lãnh.

Theo ông Vinh, người Chămpa xưa đã lấy tên Bồng Miêu đặt cho vùng đất này. Bồng Miêu có nghĩa là "Cánh đồng vàng", vì ở đây có thể tìm thấy vàng lẫn trong đất, trong đá. Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. Sau chiến tranh, mỏ vàng do Pháp khai thác bị bỏ hoang nên dân bản địa vào đây tìm quặng đãi lấy vàng. Từ tháng 4/2006, mỏ được chính quyền giao cho Công ty Vàng Bồng Miêu hoạt động sản xuất với quy mô công nghiệp, người dân không vào khu vực mỏ, nên đi lên nương, lên rẫy của mình mót đá về xay đãi lấy vàng...

Theo chân một nhóm đi mót đá, chúng tôi được một thanh niên tên Hưng chỉ vẽ cho cách kiếm những viên đá có vàng. Đá có vàng thường là những viên có đường vân chằng chịt ánh vàng, hoặc điểm chì đen, trọng lượng nặng hơn những viên đá bình thường. Thảo nào, những người trong tốp anh Hưng cứ nhặt từng viên đá to bằng nắm tay; bằng cái chén, cái bát tìm đường vân, điểm chì, rồi nâng lên hạ xuống là ước định độ nặng nhẹ. Xác định được viên đá có lẫn quặng vàng, họ liền bỏ vào bao tải. Sau đó tiếp tục đào đất tìm như mót sắn củ, mót khoai lang...

Hưng nói: "Có nhiều lần tui tìm được viên đá đưa ra dưới ánh nắng mặt trời thấy vàng cám li ti trong đường vân, sáng lấp lánh. Mỗi ngày, trung bình kiếm được vài chục cân đá có quặng vàng bán lại cho các chủ có máy xay là kiếm được vài ba trăm ngàn dễ dàng".

Xã Tam Lãnh có 11 thôn, gồm 1.504 hộ dân, trong đó người Kinh chiếm đa số, còn lại là đồng bào Cor, Tày, Sán Dìu, Mường. Đa số hộ dân đều đi làm vàng bằng cách mót đá trên nương, trên rẫy. Tuy nhiên, có 300 hộ dân của 4 thôn: Bồng Miêu, An Bình, Trà Sung và Trung Sơn là làm vàng lâu đời và hiện sống chủ yếu bằng nghề mót đá xay thành quặng và đãi lấy vàng. Nhà nào ở đây cũng sắm máy xay đá và máng đãi vàng. Họ thu gom đá có quặng vàng về chất từng đống cao trong mỗi sân vườn.

Một người dân đang xay đá có quặng vàng.

Theo lời anh Hưng, chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi. Các chủ có máy, không chỉ người nhà đi làm mà còn thuê lao động địa phương đi mót đá trả công mỗi ngày 150.000 đồng...

Anh Hưng cười bảo: "Đi mót đá trúng mánh kiếm được những viên đá có nhiều quặng, chỉ cần vài ba chục cân đá có thể đãi ra được từ 1-2 chỉ vàng là lẽ thường...".

Ông Nguyễn Thế Vinh cho biết thêm, xã Tam Lãnh chỉ có 193ha ruộng lúa nước, còn lại đất trồng rừng, trồng cây ngắn ngày, do đó người dân sống chủ yếu vào nghề đi mót đá xay đãi lấy vàng. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học. Thậm chí, có hàng chục trường hợp từ nghèo đói cũng đã thoát nghèo, xây nhà ở khang trang, bề thế.

Tuy nhiên, cuối tháng 8/2010, đã xảy ra sự việc hàng trăm người dân địa phương bị kẻ xấu kích động kéo vào phá tài sản Công ty Vàng Bồng Miêu, lấy quặng vàng. Sự vụ Công an tỉnh Quảng Nam đang điều tra xử lý và chính quyền địa phương cũng niêm phong, không cho hoạt động đối với 15 máy xay của các chủ hộ sống ở các thôn gần mỏ vàng...

Ông Vinh thổ lộ rằng, thời gian tới xã sẽ có đề án quy hoạch đối với nghề mót đá xay đãi vàng. Theo đó, quy định cụ thể người dân địa phương mót trên nương, trên rẫy của mình, tuyệt đối không xâm phạm đến khu vực 365ha của Công ty Vàng Bồng Miêu, không gây mất an ninh trật tự.

Đặc biệt, khi đã xay đá thành quặng thì phải bán cho Công ty Vàng Bồng Miêu, hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân làm vàng thực hiện tuyển rửa theo đúng quy trình, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường bằng chất cyanua....

 

                                                                               Theo Báo CAND


 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục