Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh cùng lãnh đạo huyện Kỳ Sơn trao đổi kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện đề án XDLVHQP ở xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Đề án xây dựng làng, bản văn hoá quốc phòng (XDLVHQP) do Bộ CHQS tỉnh thực hiện dù mới đi được một chặng đường chưa dài nhưng trên thực tế đã tạo được sự đồng thuận từ phía các cấp chính quyền và người dân trên tinh thần “nhân dân ủng hộ, cán bộ đi đầu”. “Sự thành công của Đề án chính là sự khởi đầu cho cuộc sống ấm no ở các làng, bản ĐBKK trên địa bàn tỉnh” - Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh nhấn mạnh.
Mô hình “độc nhất”
Xuất phát từ thực trạng làng, bản ở địa bàn các xã ĐBKK vẫn trong tình trạng kinh tế chậm phát triển, chưa phát huy được nội lực và chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có, do vậy, nhiều nơi vẫn trong tình trạng nghèo nàn, đường làng, ngõ xóm còn khó khăn, năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều. Một số nơi còn chưa xoá bỏ các hủ tục lạc hậu về việc cưới, tang, mê tín dị đoan, nạn tảo hôn, ăn ở không hợp vệ sinh... Chính các yếu tố đó đã trở thành lực cản cho phát triển KT-XH, XĐ-GN của người dân ở đây. Xác định những khó khăn đó, năm 2009, Ban Thường vụ Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh đã đồng thuận, nhất trí triển khai xây dựng và thực hiện Đề án XDLVHQP ở những địa bàn xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu nhân diện, góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh, làm cơ sở xây dựng KVPT huyện, tỉnh ngày càng vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP - QSĐP trong tình hình mới; góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân ĐKXD ĐSVH”; góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở vùng sâu, xa, vùng ĐBKK của tỉnh. Với nội dung đó, cho đến nay, Đề án XDLVHQP do Bộ CHQS tỉnh xây dựng và triển khai đang được xem là mô hình “độc nhất” trong toàn quân và trên toàn quốc. “Việc triển khai thực hiện Đề án XDLVHQP không chỉ nhắm đến những việc làm thiết thực, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các làng bản thuộc địa bàn các xã ĐBKK mà còn khẳng định sự đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân trong giai đoạn hiện nay” - Đại tá Nguyễn Thế Dân, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh khẳng định. Có thể nói, đây là một trong số ít những mô hình tạo được sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, ngành ngay từ trong giai đoạn... lập đề án, tạo được niềm tin và sự ủng hộ tuyệt đối của người dân.
Khi quân với dân đồng thuận về ý chí, niềm tin
Chúng tôi trở lại xã Đú Sáng (Kim Bôi) và xã Độc Lập (Kỳ Sơn) trên cung đường quen thuộc trong nắng xuân ấm áp. Xóm Bãi Tam (Đú Sáng) thay đổi quá nhiều kể từ khi triển khai thực hiện Đề án XDLVHQP. Thượng tá Vũ Thành
LLDQTV tham gia giúp nhân dân xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) xây dựng các công trình dân sinh ( Ảnh: Tuấn Anh - Bộ CHQS tỉnh)
Cũng giống như Bãi Tam, xóm Nội (Độc Lập) cũng là một trong những đơn vị được chọn làm điểm thực hiện Đề án XDLVHQP của huyện Kỳ Sơn và của tỉnh. Đây cũng là địa bàn có điều kiện KT-XH, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. Là nơi tồn tại tập quán lạc hậu như nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn, làm nhà vệ sinh không đảm bảo... Xác định rõ những khó khăn đó nên khi triển khai thực hiện Đề án XDLVHQP, gần 30 CBCS Ban CHQS huyện đã “cắm chốt” tại địa bàn với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, tham gia cùng với cấp uỷ, chính quyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện. Tích cực phát huy vai trò tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cùng với lực lượng dân quân đẩy nhanh tiến độ làm đường giao thông, xây nhà vệ sinh, cải tạo ao nuôi cá, vườn tạp. Thượng tá Nguyễn Phú Oai, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kỳ Sơn cho biết: Mặc dù thực hiện Đề án XDLVHQP đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể quán triệt sâu sắc đến từng gia đình nhưng khi bắt tay vào triển khai thực hiện lại nảy sinh những khó khăn, vướng mắc về tư tưởng cũ của một số hộ. CB-CS LLVT huyện đã tích cực, kiên trì làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân di chuyển gia súc ra khỏi gầm sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và hiến đất làm công trình giao thông. Với phương châm gia đình cán bộ, đảng viên, gia đình dân quân làm trước đã tạo niềm tin trong nhân dân, lôi kéo người dân tích cực làm theo. Với cách làm đó, chỉ trong một thời gian ngắn, 100% số hộ dân xóm Nội đã hưởng ứng làm theo. Anh Nguyễn Văn Năng, Trưởng xóm Nội cho biết: Được sự giúp đỡ của bộ đội, bộ mặt nông thôn của xóm đã thay đổi đáng kể. Trước đây, đường vào xóm nhỏ hẹp, mưa lầy lội, khó đi, dốc cao trơn trượt. Đến nay, đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hoá mở rộng, phong quang, môi trường nông thôn được cải thiện. Người dân đã dần xoá bỏ những thói quen, tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới. Có thể nói, bước đột phá trong thực hiện đề án xây dựng LVHQP ở Kỳ Sơn chính là đã khơi dậy sức mạnh đoàn kết của nhân dân và phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong việc vận động làm thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá trên cơ sở cái cốt lõi của việc XDLVHQP là lấy LLVT làm nòng cốt để xây dựng theo các tiêu chí nông thôn mới.
Nói về sự thay đổi mà Đề án đem lại, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng và Bí thư Đảng uỷ xã Độc Lập đều khẳng định: Chúng tôi ghi nhận sự giúp đỡ hiệu quả của LLVT tỉnh, huyện trong việc làm thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng ĐBKK. ở đây không phải các anh bộ đội về cho tiền, xi măng mà các anh về làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ, cách làm và cách tổ chức thực hiện của người dân. Ví như việc vận động áp dụng KH-KT chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây lúa lai và cây ngô lai năng suất cao vào góp phần từng bước XĐ-GN ở địa phương. Còn về phía người dân, nói như anh Bùi Văn Liêm ở xóm Bãi Tam (Đú Sáng) thì: Trước đây, do điều kiện khó khăn nên tư duy người dân vẫn còn hạn chế, chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, chứ chẳng nghĩ đến việc tự mình phát huy nguồn lực để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống. Kể từ khi được sự giúp đỡ của Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện, các ngành, đoàn thể, các anh bộ đội về tuyên truyền, giúp đỡ, chúng tôi đã tự mình vươn lên. Hiện tại, tuy là xóm thuộc địa bàn khó khăn nhưng đến nay đời sống người dân ở các xóm đã cơ bản ổn định. Trình độ, điều kiện sản xuất, canh tác được nâng lên rõ rệt. Bộ mặt nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực.
Có thể nói, với tư tưởng, “Kiên trì, bước đi vững chắc, nhân dân ủng hộ, cán bộ đi đầu” việc XDLVHQP ở các địa phương trên toàn tỉnh đã bước đầu thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng làng bản no ấm, không còn đói nghèo, sạch đường, đẹp ngõ... Đó cũng là khởi đầu của con đường đi tới no ấm ở những vùng quê nghèo.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Những ngày này, cùng với không khí xuân mới đang gõ cửa từng nhà, từng góc phố cũng là lúc vấn đề ANTTATXH luôn được các cơ quan chức năng, trong đó, đặc biệt là ngành công an quan tâm, triển khai nhiệm vụ để đảm bảo sự bình yên trên mỗi vùng quê. Xác định là lực lượng chủ công trong đảm bảo ATGT, lực lượng CSGT (Công an tỉnh) đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sĩ, đảm bảo 100% quân số trực trong dịp Tết Nguyên đán, sẵn sàng xử lý kịp thời những tình huống xảy ra.
(HBĐT) - Ngày 29/1, Ban ATGT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT năm 2010 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Ngày 27/1, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Ngô Vi Hiệp, 29 tuổi và Ngô Vi Lực, 21 tuổi, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) về hành vi giết người. Trong cái lạnh của mùa đông, bà Làn lặn lội từ Hải Phòng lên Hà Nội từ sớm để dự phiên xử hai thanh niên sát hại con mình. Người phụ nữ ngoài 40 tuổi nét mặt phờ phạc, cơ thể nhiều lúc rung lên vì lạnh ngồi lặng lẽ trong phòng xử án. Bà còn nhớ như in ngày cơ quan điều tra thông báo về cái chết của cậu con trai 18 tuổi, Đặng Đức Đạt. Con bà trước đó vì sự bồng bột của tuổi trẻ đã bị đưa vào trường giáo dưỡng ở Hải Phòng.
Sáng ngày 28-1, Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, (Lạng Sơn), mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo, Phan Văn Khải, (sinh 1964) trú tại: tổ 19, phường Tiền Phong, T.p Thái Bình, (Thái Bình), 30 tháng tù giam: Về tội mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ.
Nguồn thịt heo rừng dởm được nhập về TP HCM từ nhiều nguồn, đặc biệt tại Đồng Nai và Bình Định. "Thịt heo rừng" chủ yếu heo nái bị chủ lò bỏ đói kiệt sức rồi xả thịt. Tiếp đó họ khò lửa ga cho tan mỡ, thịt săn chắc rồi tiến hành cấy lông. Sau cùng là công đoạn bắn cước như kiểu dùng súng bắn đinh.
(HBĐT) - Đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý của tỉnh ta hiện có hơn 200 người, gồm cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tỉnh và các cộng tác viên. Từ 37 cộng tác viên ban đầu, đến nay, lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã có 189 người. Cùng với hơn 400 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, gần 3.500 tuyên truyền viên pháp luật cơ sở. Đây là lực lượng đang góp phần tích cực, không ngừng nỗ lực đưa luật về với dân.