Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh chụp trên cầu Hòa Bình, thành phố Hòa Bình)

Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh chụp trên cầu Hòa Bình, thành phố Hòa Bình)

(HBĐT) - Ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy. Nhưng đến nay, sau hơn một năm, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn thờ ơ với quy định của pháp luật.

 

Theo đó, đa số các em học sinh trên đường từ nhà đến trường và ngược lại được người thân đưa đón bằng mô tô, xe gắn máy vẫn bị “đầu trần” thách thức với nguy hiểm... Trong khi đó tình hình TTATGT đường bộ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, TNGTcó chiều hướng gia tăng thì mũ bảo hiểm chính là một giải pháp có hiệu quả góp phần hạn chế những hậu quả đáng tiếc nếu không may xảy ra TNGT nhưng không phải phụ huynh nào cũng dành cho con em mình sự bảo vệ tin cậy đó.

Vào giờ tan trường, xe cộ nối đuôi nhau tại cổng trường Tiểu học S«ng §µ (TPHB), quan sát thật kỹ mới nhìn thấy một vài chiếc mũ bảo hiểm “nhi đồng” chen trong hàng loạt những chiếc đầu bé nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hằng ở tổ 2, phường T©n Hoµ thản nhiên nói: “Nhà cách trường có hơn 500 m, đi có 5-7 phút là tới cần gì phải đội mũ bảo hiểm cho thêm vướng víu”.  Anh Lê Văn Hậu ở tổ 5 phường T©n Hßa lại có cách giải thích khác: “Chúng tôi nắm rất vững quy định của pháp luật nhưng vì chiều con trẻ, các cháu không thích đội mũ bảo hiểm, chúng kêu nóng đầu và bắt bỏ ra ngay nên đành tặc lưỡi bỏ qua”. Các bậc phụ huynh có muôn vàn lý do  để lý giải cho hành vi vi phạm luật giao thông của mình. Bên cạnh đó cũng còn một lý do khác để họ vẫn thờ ơ với quy định của Luật chính vì lực lượng cảnh sát giao thông vẫn có phần “nới tay” với vi phạm này. Nếu cứ xử theo đúng luật, mỗi trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt từ 100.000- 200.000 đồng, chắc chắn ý thức chấp hành pháp luật sẽ có chuyển biến rõ nét. Ở thành phố, nơi trình độ dân trí cao và đồng đều đã vậy, đến các trường ở khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng này càng phổ biến, ngang nhiên hơn cũng dễ dàng nhận thấy học sinh từ 6 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn không đội mũ bảo hiểm  khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ trên 95%.

Cùng với thực trạng trên, thời gian gần đây, tình hình học sinh THPT đi xe máy đến trường đang có xu hướng gia tăng, tạo cho TTATGT càng thêm phức tạp. Dù đã có nhiều biện pháp để chấn chỉnh tình trạng học sinh đi xe máy đến trường nhưng cho đến nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình và các huyện vẫn chưa cải thiện được là bao. Theo quy định, các trường học đều cấm học sinh đi xe máy, vì thế, trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều không có bóng dáng các loại xe này. Tuy nhiên, học sinh lại đối phó bằng cách gửi xe tại các nhà dân, chợ gần trường. Điều này không khó để kiểm tra khi thị sát tại một số điểm gửi xe gần trường học.

Lãnh đạo và giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố đều có chung quan điểm: “Quy định cấm học sinh đi học bằng xe máy là chủ trương đúng nhưng để kiểm soát triệt để rất khó. Bởi dù biết nhưng việc quản lý HS đến trường bằng xe máy là nằm ngoài tầm quyết soát của nhà trường vì tất cả học sinh  đi xe máy đều gửi rải rác ở các nhà dân nên không phát hiện được. Trách nhiệm các trường chỉ là tuyên truyền, giáo dục, không có quyền xử phạt, chỉ có những HS vi phạm được CSGT gửi thông báo về trường, lúc đó nhà trường mới có thể đưa ra hình thức xử lý”. Rõ ràng, nếu học sinh chưa nhận thức, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bên cạnh đó, phụ huynh còn dung túng, chắc chắn bài toán này sẽ không bao giờ có lời giải đáp.

 

Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, giáo viên cho rằng, những hình thức xử phạt của ngành giáo dục không đủ mạnh để giảm thiểu hiện tượng này nếu chỉ duy trì ở mức nhắc nhở, cảnh cáo và cao nhất là ghi học bạ. Một mình nhà trường không thể giải quyết triệt để được. chính vì thế, ngành chức năng cần phải mạnh tay hơn trong xử lý những trường hợp học sinh đi học bằng xe máy.

Cùng với những vấn đề trên, tình trạng học sinh THCS, THPT đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng diễn ra khá phổ biến. Thực trạng đó đang cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt của các trường học, ngành chức năng và gia đình em học sinh trong tuyên truyền, giáo dục, xử lý vi phạm. Trong đó, gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi không ít bậc cha mẹ còn thờ ơ, qu¸ nuông chiều con cái trước những hiểm họa đang rình rập hµng ngµy. Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên, mọi người đều hiểu rõ bên cạnh ý nghĩa giảm chấn thương sọ não, đội mũ bảo hiểm cho trẻ, ®éi mò b¶o hiÓm khi ®i xe ®¹p ®iÖn, kh«ng cho con trÎ ®i xe m¸y khi ch­a ®ñ tuæi còn tạo lập ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho con em mình ngay từ khi còn nhỏ, cũng là một cách tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thực tiễn.

                                                                                         Đức Phượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ngô Văn Cần nhận tội trước cơ quan Công an
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Công an huyện Yên Thủy đẩy mạnh việc “Làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong 4 năm qua (2007- 2010), Đảng bộ Công an huyện Yên Thủy đã tổ chức nhiều hoạt động làm cho CVĐ từng bước trở thành nếp sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, thu hút được 100% đảng viên, cán bộ chiến sỹ tham gia.

Thu hồi, xử lý 850kg đạn, vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động 50 “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã thường xuyên bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ SSCĐ, huấn luyện, hội thao, hội thi và các nhiệm vụ đột xuất khác.

Tây Phong đưa pháp luật vào đời sống

(HBĐT) - Xã Tây Phong (Cao Phong) cách trung tâm huyện lỵ 5km, nằm dọc theo quốc lộ 6 lên Tây Bắc, giao thông thuận lợi, KT-XH phát triển ổn định. Toàn xã có trên 1.100 hộ, hơn 5.300 nhân khẩu với 3 dân tộc là Mường, Kinh, Dao cùng chung sống tại 10 thôn, xóm. Xã được chọn làm điểm trong thực hiện Đề án 4 của Chương trình 212 quốc gia về phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Truy tố 6 người nhận tiền tỉ để thi hộ tiếng Hàn

Với thủ đoạn dùng ĐTDĐ, thẻ cán bộ giám sát vào địa điểm thi, sau đó tổ chức giải và cung cấp lời giải cho 243 thí sinh, các bị can này đã nhận hơn 1,1 tỉ đồng và 12.500 USD của các thí sinh.

Chuyện đắng lòng của đứa trẻ hận đời bạc bẽo

Dù chỉ mới mười bốn tuổi nhưng những "chiến tích" mà Phạm Văn Thành (quê Phú Thọ) có được thật chả kém bất kể một tay anh chị nào. Với thâm niên trộm cắp và nghiện hút lâu năm, nó đã khiến ông bà ngoại đau khổ và rơi nước mắt không biết bao lần. Số phận dường như đã quá nghiệt ngã với nó khi bố bỏ hai mẹ con nó từ khi nó chưa cất tiếng khóc chào đời…

Bác sỹ trại giam thầm lặng cống hiến

Làm nghề y trong trại giam, phạm nhân đi đâu mình phải theo đó. Theo canh chừng cả bên ngoài phòng vệ sinh để đảm bảo phương châm "an toàn, không để phạm nhân chết, không để phạm nhân trốn" rồi còn phòng chống dịch lây lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục