Sáng 3.3, Ban chỉ đạo 127/TW đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 và triển khai công tác 2011. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và chủ trì hội nghị.

 

Ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo Ban chỉ đạo 127/TW, mặc dù đã có một số chuyển biến, nhưng tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp trên các tuyến trọng điểm, nhất là tuyến biên giới phía bắc. Năm 2010, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 470.147 vụ, xử lý 184.032 vụ vi phạm pháp luật (giảm 6,3% so với năm 2009), với tổng số thu 3.243,815 tỉ đồng (tăng 35,2% so với năm 2009) trong đó xử phạt hành chính 845,894 tỉ đồng, phạt và truy thu thuế 1.707,990 tỉ đồng, trị giá hàng vi phạm 690,931 tỉ đồng. Các đối tượng buôn lậu lợi dụng chính sách miễn - giảm thuế đối với cư dân biên giới và một số quy định chưa chặt chẽ trong việc quản lý hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa theo quy định.

Hàng lậu bị bắt giữ tại Hải quan Tân Thanh, Lạng Sơn. 	Ảnh: Đặng Tiến
Hàng lậu bị bắt giữ tại Hải quan Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Đặng Tiến

Các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng lậu qua biên giới vẫn được phát hiện chủ yếu tại các khu vực như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Giang... Hàng hóa chủ yếu tập trung vào các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng, VSATTP như pháo các loại, thuốc lá, rượu ngoại, bếp ga, vải, đồ chơi trẻ em, phụ tùng ôtô, phụ tùng xe máy, điện thoại di động, hoa quả tươi, thịt gia súc, nội tạng động vật... Ngoài những mặt hàng trên, tình hình nhập lậu các mặt hàng gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát. Hoặc lợi dụng kẽ hở của chính sách xuất nhập khẩu, chính sách ưu đãi của Chính phủ cho khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện các hành vi gian lận thương mại.

Tại hội nghị nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, hầu hết các chủng loại hàng hóa nào cũng có hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Từ các sản phẩm tiêu dùng ít tiền như bao diêm, cây bút, cuộn giấy... đến thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm... cho đến các sản phẩm cao cấp như xe máy, hàng điện lạnh, điện tử. Thủ đoạn của các đối tượng và kỹ thuật làm hàng giả ngày càng tinh vi, được khép kín từ sản xuất đến lưu thông phân phối từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa. Trước đây, hàng giả thường là hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, giờ xuất hiện hàng ngoại giả hàng ngoại và cả hàng ngoại giả hàng nội sản xuất từ nước ngoài nhập lậu vào nước ta.

Kiểm soát chặt các tuyến biên giới

Các hành vi gian lận thương mại cũng gia tăng như xuất khẩu không đúng mặt hàng so với khai báo hải quan về số lượng, chủng loại, mã số thuế hàng hóa, không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; sử dụng không đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu, kê khai định mức cao hơn thực tế; nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không sản xuất sản phẩm; giả mạo chứng từ nhập khẩu hàng hóa rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tiền thuế; thanh khoản hợp đồng trễ hạn, xin xuất trả hay chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng này sang hợp đồng khác. Lợi dụng quy trình thủ tục hải quan để gian lận, trốn thuế như khai báo sai mã hàng, mã số, số lượng, chủng loại hàng hóa.

Đặc biệt là lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu trái quy định các loại hàng hóa có giá trị cao; lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, nhập khẩu vào các khu vực kinh tế mở, khu chế xuất để hạ thấp giá. Đối với một số mặt hàng có thuế nhập khẩu cao như: Rượu, thuốc lá, vải ngoại, hàng điện tử, điện lạnh, máy nổ và hàng tiêu dùng... hiện đang hình thành nhiều đường dây buôn lậu được phân chia công đoạn khép kín từ nhập lậu, vận chuyển đến tiêu thụ.

Theo dự đoán năm 2011, hoạt động buôn lậu qua biên giới sẽ tiếp tục với quy mô và mức độ cao hơn với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý. Khả năng buôn lậu với quy mô lớn, số lượng lớn các loại hàng hóa có giá trị cao như xuất quặng, khoáng sản, than, gỗ, động vật hoang dã và nhập về những mặt hàng như đồ điện tử, thuốc lá, đồ gia dụng, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, dược phẩm... Bộ Công Thương phối hợp với các bộ: KHĐT, Tài chính xây dựng “Chương trình quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại giai đoạn 2011-2015”, đồng thời tăng cường kiểm soát các tuyến biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, hàng không, bưu điện... nơi có buôn lậu diễn biến phức tạp

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

 

 

Các tin khác


Hiệu quả tiếp nhận phản ánh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Liên tiếp trong thời gian gần đây, thông qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trên mạng xã hội bằng hình ảnh, clip, lực lượng công an đã xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), hầu hết các vi phạm về TTATGT gây bức xúc trong người dân và xã hội từng bước được xử lý theo quy định.

Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục