Các loại súng nhựa được bày bán công khai tại các sạp hàng đồ chơi tại chợ Phương Lâm (TPHB).

Các loại súng nhựa được bày bán công khai tại các sạp hàng đồ chơi tại chợ Phương Lâm (TPHB).

(HBĐT) - Đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu của trẻ em. Thực tế đã chứng minh, đồ chơi không chỉ giúp trẻ em phát triển nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, rèn luyện ý thức, giáo dục nhân cách mà còn giúp các em khẳng định cá tính, đánh thức tiềm năng sáng tạo, phát triển kỹ năng vận động, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, sự khéo léo, trí thông minh… Nhưng bên cạnh đó không ít loại đồ chơi độc hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ vẫn đang tồn tại trên thị trường.

 

Để ngăn chặn những tác động xấu của một số loại đồ chơi, từ ngày 15/4/2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn. Theo quy định này, đồ chơi trẻ em chỉ được phép lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nhằm làm giảm rủi ro liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của trẻ em.

 

Tuy nhiên, sau gần 1 năm quy định của Nhà nước có hiệu lực, đến bất cứ nơi nào trong tỉnh, không chỉ các chợ trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ mà đến cả các chợ cóc, chợ tạm, chợ trên vùng lòng hồ sông Đà…,các loại đồ chơi trẻ em được bày bán phong phú, đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại đến chất lượng. Trong đó, có nhiều loại đồ chơi trong diện cấm sản xuất, lưu thông được bày bán tràn lan. Chợ Phương Lâm, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Hòa Bình và cũng coi là trung tâm đồ chơi trẻ em của tỉnh. Vào các quầy hàng, sạp hàng ở đây rất khó để phân biệt đâu là hàng đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc không hề có tem nhãn, hướng dẫn đồ chơi dùng cho lứa tuổi nào và ai dám chắc nó có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không? Vào một sạp hàng đồ chơi ở chợ Phương Lâm, tôi  ngỏ ý mua súng bắn đạn cho cậu con trai, chị chủ hàng đon đả: “Tưởng gì, súng nào chẳng có″. Ngoài các loại súng bày công khai trên sạp hàng, chị chủ hàng còn đem ra súng các loại bắn laser, súng bắn đạn nhựa với đủ loại từ súng ngắn, AK đến AR 15, tiểu liên băng tròn…Chưa hết, tại nhiều sạp hàng  ở đây còn nhiều loại đồ chơi có thể gây sát thương như đao, kiếm và nhiều loại đồ chơi khác có khả năng gây sợ hãi như mặt nạ đầu lâu xương chéo, máu me kinh dị… Một loại đồ chơi mà nhiều trẻ ưa thích là tuýp keo thổi bong bóng. Loại keo này có mùi hôi, khó chịu, trên nhãn chỉ có những dòng chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Do thổi được những quả bóng trong suốt, đủ màu với các kích cỡ khác nhau nên trẻ nhỏ rất ưa thích… Không thể kể hết những loại đồ chơi trôi nổi như vậy trên thị trường mà không hề có cơ quan nào kiểm nghiệm hay xử phạt vẫn đang được các chủ quán mời mua nhiệt tình.

Tại quầy bán đồ chơi trên đường Cù Chính Lan, khi mới thấy tôi dừng xe lại, chị chủ cửa hàng hỏi: “Mua đồ cho con gái hả? Mua bộ nail đi (móng tay giả). Bây giờ là mốt nhất đấy”. Xem kỹ loại đồ chơi này, tôi nhận thấy bộ nail này được làm bằng nhựa, kèm theo là keo để dính vào móng tay được làm từ một loại hoá chất sền sệt. Loại keo này có đủ các màu bắt mắt, không mùi. Không ai biết được nếu dùng lâu liệu có gây nguy hại cho trẻ hay không? Dọc các tuyến phố chính ở các phường Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Tân Thịnh, Hữu Nghị, Tân Hòa, các loại thú nhồi bông nhập ngoại không rõ nguồn gốc cũng đang được bán la liệt trên vỉa hè. Qua tìm hiểu, phần lớn thú nhồi bông này đều được dân buôn đánh hàng đưa về từ cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Điều đặc biệt, chất lượng những con thú nhồi bông này lại chưa được bất kỳ một cơ quan nào kiểm chứng về mức độ an toàn. Nhiều nhất, đa dạng nhất là các loại đồ chơi làm bằng nhựa với đủ loại màu sắc bắt mắt. Nhưng đa số các loại đồ chơi này đều không có nguồn gốc rõ ràng

Bác sĩ Quách Thiên Tường, Phó giám đốc Bệnh viện khoa tỉnh cho biết: Đồ chơi rẻ tiền đầy ắp chất độc hại từ khuôn mẫu, nguyên liệu, phụ gia… gây nguy hại cho trẻ khi cầm nắm, cho vào miệng ngậm, mút, cắn… Những tiếp xúc này độc chất trong đồ chơi đi trực tiếp qua niêm mạc miệng vào máu rồi đi khắp cơ thể. Tùy từng loại chất độc trong sản phẩm mà có những tác hại trên từng bộ phận cơ thể khác nhau. Trẻ bị ngộ độc đồ chơi thường là do ngẫu nhiên và bằng nhiều con đường. Nhiều trường hợp trẻ chơi đất nặn đã bị dị ứng ngứa toàn thân do đất dùng phẩm màu độc hại hay bị nhiễm độc đường hô hấp do hít phải mùi sơn, mùi nhựa từ các loại đồ chơi có màu sắc sặc sỡ. Phổ biến nhất, trẻ bị dị vật xâm nhập vào đường thở do hít, nuốt phải đồ chơi…rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Để ngăn chặn tình trạng các loại đồ chơi nguy hại cho trẻ em đang tràn lan trên thị trường như hiện nay, đề nghị chính quyền và cơ quan chức năng có biện pháp thu giữ, xử phạt thật nghiêm những đối tượng mua bán, vận chuyển đồ chơi nguy hiểm. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các cơ quan, đoàn thể nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các em về sự nguy hiểm của các đồ chơi bạo lực, đồ chơi không rõ nguồn gốc ảnh hưởng xấu đến lối sống, nhân cách, sức khỏe của các em.

                                                                                    Đức Phượng

 

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục