Xe công nông không chỉ chở hàng quá tải mà còn cho người ngồi trên nóc xe.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban ATGT thông tỉnh, tình hình ATGT trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tính từ ngày 1/1 đến 28/2, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ TNGT, làm chết 27 người và bị thương 19 người. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 10 vụ, tăng 10 người chết và 8 người bị thương. Các vụ TNGT chủ yếu liên quan đến mô tô, xe gắn máy. Trong đó, điều đáng lo ngại là tình TTATGT khu vực nông thôn đang có nhiều hướng ngày càng gia tăng.
Ở vùng nông thôn, những máy móc nông cụ như: máy cày, bừa, xe công nông, máy tuốt... đều là những phương tiện hoạt động bằng động cơ và có người điều khiển. Nông thôn cũng là vùng mà nhiều chủ phương tiện lợi dụng đưa các loại ô tô hết niên hạn sử dụng vào hoạt động nên thiết bị an toàn không đảm bảo. Người điều khiển các loại phương tiện này phần nhiều là không có giấy phép lái xe nên chạy rất ẩu, bất chấp cả luật lệ giao thông. Bên cạnh đó, khi đời sống người dân nâng lên, nhiều gia đình đã có của ăn, của để, có điều kiện mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, trong đó, xe máy là thứ không thể thiếu. Chính vì vậy, số lượng xe máy trên địa bàn nông thôn ngày càng nhiều. Tỷ lệ nghịch với sự tăng lên về số lượng xe gắn máy là còn ít người hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ. Người điều khiển xe máy ở nông thôn đa số là thanh niên chưa có bằng lái xe và hầu hết ở các tuyến đường này, người đi xe máy đều không đội mũ bảo hiểm.
Thực tế cho thấy, người dân khu vực nông thôn đi xe máy chỉ sợ ra đường liên huyện, liên tỉnh hay quốc lộ vì dễ gặp CSGT, còn đường GTNT thì vẫn chạy vèo vèo. Hiện nay, ở khu vực nông thôn, người dân vi phạm Luật Giao thông nhưng hầu như không bị xử lý, lâu dần trở thành thói quen. Thêm nữa, công an xã, lực lượng trực tiếp giữ gìn TTATGT ở các vùng nông thôn chưa thực sự phát huy được vai trò kiểm soát, giữ gìn trật tự ATGT tại cơ sở. Mặc dù Bộ Công an đã có văn bản số 1207 ngày 2-7-2007 cho phép, hướng dẫn CA xã, thị trấn tham gia bảo đảm trật tự ATGT. Theo đó, lực lượng CA xã được thanh tra, kiểm soát trên tuyến đường liên xã, liên thôn trong địa bàn quản lý và được xử lý các hành vi vi phạm như: lấn chiếm, sử dụng trái phép lòng đường, lề đường, hành lang ATGT; mở đường ngang, bến bãi trái phép; mô tô chở quá số người theo quy định, chở hàng hóa cồng kềnh, điều khiển xe lạng lách... nhưng điều đáng nói là những hành vi vi phạm luật giao thông ở các tuyến đường liên xã, liên xóm dễ được "thông cảm" bởi chính lực lượng đảm bảo ATGT cấp xã, thị trấn vì những người vi phạm đều là "anh em trong làng, trong xã". Chính tính cả nể của lực lượng chức năng đã tiếp tay cho sự bất chấp luật lệ trên đường quê và kéo theo là TNGT gia tăng. Trong khi đó, lực lượng CSGT cấp huyện còn mỏng, không đủ người đóng chốt ở khắp các xã trên địa bàn.
Những năm gần đây, hạ tầng GTNT cũng đã được đầu tư nâng cấp. Song, các xã, huyện khi phát triển hệ thống giao thông chủ yếu tính đến cứng hóa mặt đường mà chưa thực sự quan tâm đầu tư lắp đặt các biển báo giao thông, làm gờ giảm tốc ở những giao cắt nguy hiểm, trang bị hệ thống đèn chiếu sáng... Nhiều nơi đặt barie, chôn cột mốc trên đường chỉ là ngăn ngừa xe tải trọng lớn làm hỏng đường chứ không nhằm mục đích hạn chế TNGT. Nhiều đường làng, xã nối với tỉnh lộ, quốc lộ không được lắp biển báo hiệu. Thực trạng đó dẫn đến nhiều vụ TNGT đáng tiếc xảy ra.
Từ thực trạng này có thể khẳng định, tai nạn có thể xảy ra trên bất cứ tuyến đường nào vì thế, việc đảm bảo ATGT cần được thực hiện đồng bộ ở mọi tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ đến đường liên thôn, liên xóm. Trong thực tế, chúng ta mới tập trung kiểm tra, kiểm soát ở những điểm nóng, điểm đen về TNGT trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mà chưa quan tâm nhiều tới ATGT ở nông thôn. Vì vậy, bên cạnh một số giải pháp cấp bách, về lâu dài cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT tới người dân ở vùng nông thôn để nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành của họ khi đi đường. Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử nghiêm các hành vi vi phạm. Có như vậy mới ngăn chặn được hiểm họa TNGT nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng.
Đức Phượng
(HBĐT)- Ngày 15/3, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức sơ kết đợt thi đua đột kích “Đoàn kết, sáng tạo, lập công dâng Đảng”.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Dự hội nghị có đại diện chỉ huy các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS và các huyện, thành phố.
(HBĐT)- Ngày 15/3, Trung tâm CB- GD- LĐ&XH đã tổ chức tổng kết công tác an ninh trật tự năm 2010 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.
(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình là địa bàn trung tâm của tỉnh, đời sống dân trí cao, đây là yếu tố thuận lợi đồng thời đòi hỏi đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
Để gây sức ép đòi món nợ 150 triệu đồng, đối tượng Nguyệt cùng nhóm người của mình đã lần lượt bắt cóc cả hai mẹ con chị Oanh, thậm chí còn gây thương tích cho nạn nhân.
Vì tin người họ hàng có mác GĐ trên Hà Nội, nhiều gia đình tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cho ông GĐ mượn “sổ đỏ” vay tiền NH. Khi vị GĐ vỡ nợ, những người họ hàng liền bị ngân hàng cưỡng chế, niêm phong, phát mại tài sản để thu hồi nợ.