Hoảng loạn là phản ứng bản năng sai lầm nhất khi có động đất.

Hoảng loạn là phản ứng bản năng sai lầm nhất khi có động đất.

Không được trang bị các kỹ năng ứng phó một cách bài bản và chính thống, phản ứng của người dân khi có động đất là hoảng loạn và "mạnh ai nấy chạy". Điều này đã từng xảy ra tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Nếu có động đất thực sự xảy ra, thiệt hại sẽ rất lớn.

 

Có một thực tế là ở nước ta, từ các cơ quan chức năng đến người dân đều không được trang bị những kiến thức về động đất cũng như các kỹ năng cần thiết để phòng và đối phó với thảm họa này. Ngay cả các địa phương thường xảy ra động đất như Lai Châu, Điện Biên…, chưa có một thông báo nào về nguy cơ động đất cũng như các phương án phòng chống.

Bị động nếu động đất mạnh xảy ra

Chỉ trong 4 ngày cuối tháng 4, đã có 10 trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó có 3 trận cường độ mạnh hơn 3,5 độ richter. Lai Châu cũng là tỉnh nằm trong đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, thường xuyên xảy ra động đất. Theo TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (BTĐĐ và CBST), đới đứt gãy trên có thể gây động đất cực mạnh tới 7 độ richter và trên thực tế, nơi đây đã từng có động đất mạnh 6,8 độ richter.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Đào Ngọc Hưởng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, chính bản thân ông và người dân địa phương chỉ biết đến nguy cơ động đất tại nơi mình sinh sống qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ chưa hề có một cơ quan chuyên môn nào làm việc cũng như thông báo chính thức cho Lai Châu về những kiến thức, phương án phòng chống động đất.

"Lai Châu tuy là địa bàn ít người, cư dân sinh sống thưa thớt nhưng nếu có động đất lớn xảy ra, thiệt hại sẽ không nhỏ bởi hầu hết các công trình xây dựng ở địa phương đều không có thiết kế kháng chấn. Chúng tôi bị động hoàn toàn nếu có động đất mạnh xảy ra", ông Hưởng cho biết.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm BTĐĐ&CBST, Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Lai Châu hiện vẫn chưa có trạm địa chấn. Các thông số để kết luận, cảnh báo xảy ra động đất trong thời gian qua đều do các trạm ở địa bàn lân cận như Điện Biên, Lào Cai... báo về Viện Vật lý địa cầu.

Về mức độ chính xác của các thông tin động đất, sóng thần ở Việt Nam, ông Phương cho biết, hoàn toàn có thể tin cậy. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là việc truyền số liệu tại 25 trạm địa chấn ghi động đất đặt tại các khu vực trên cả nước có tốc độ phân tích số liệu chậm, việc xác định các thông số vừa xảy ra phải mất đến 15-20 phút nên sẽ làm cho công tác ứng phó bị động khi động đất mạnh xảy ra.

Mặc dù khẳng định, trên thế giới hiện vẫn chưa có nước nào dự báo chính xác được thời điểm động đất sẽ xảy ra nhưng theo ông Phương, việc nâng cao nhận thức cho người dân về bản chất, tác hại và phương thức phòng tránh động đất là rất cần thiết. Để tăng cường năng lực thông tin cảnh báo động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu đang tiến hành hoàn chỉnh đề án "Tăng cường mạng lưới quan sát động đất báo tin động đất và cảnh báo sóng thần". Theo đề án, mạng lưới được xây dựng gồm 36 trạm địa chấn trải rộng kèm theo các thiết bị GPS phân bố khắp cả nước, trong đó khảo sát xây dựng 22 trạm tại vị trí mới. Phương thức truyền số liệu từ các trạm về Viện Vật lý địa cầu được thực hiện chủ yếu là Internet và vệ tinh.

Để chủ động đối phó với thảm họa động đất, PGS - TS Nguyễn Hồng Phương nhấn mạnh, khi tiến hành xây dựng các công trình, các đơn vị phải tuân thủ quy phạm thiết kế kháng chấn đã được Bộ Xây dựng soạn thảo và ban hành năm 2006, nhất là các vùng nguy cơ xảy ra động đất mạnh như khu vực Tây Bắc. Trong các khu nhà làm việc, nhà ở cần có những khoảng trống nhất định để mọi người sơ tán, trú tránh khi động đất xảy ra.

Học cách tự bảo vệ mình khi xảy ra động đất

Không được trang bị các kỹ năng ứng phó một cách bài bản và chính thống, phản ứng của người dân khi có động đất là hoảng loạn và "mạnh ai nấy chạy". Điều này đã xảy ra khi Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh có dư chấn trong thời gian vừa qua. Đây hoàn toàn là cách phản ứng bản năng và nếu có động đất thực sự xảy ra, thiệt hại sẽ rất lớn.

Trên trang web của Trung tâm BTĐĐ  và CBST đã có các hướng dẫn cụ thể để người dân tự bảo vệ mình trước, trong và sau khi động đất xảy ra. Nhưng rất ít người biết tìm đến địa chỉ này để đọc và nghiên cứu cũng như làm theo. Hoảng loạn là tâm lý chung của tất cả mọi người. Phần lớn mọi người đều đổ xô chạy vào thang máy và chạy theo thang thoát hiểm xuống mặt đất trong khi các tòa nhà chung cư vẫn đang "lắc lư". Đây là một hành động sai lầm bởi nếu động đất mạnh xảy ra, các khu vực này lại là nơi có tử vong nhiều nhất. Nếu có động đất và mất điện, chỉ được dùng đèn pin và tuyệt đối không được bật diêm, bật lửa vì có thể gây hỏa hoạn.

Theo Doug Copp, Đội trưởng Đội cứu hộ của Mỹ, từng đi cứu hộ động đất ở 60 quốc gia từ năm 1985, khi tòa nhà sụp đổ, trọng lượng của trần rơi xuống thì đồ đạc ở bên trong ngôi nhà thường bị nghiền nát hoặc xô xát vào nhau, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng không gian này, Doug gọi là "tam giác của sự sống". Và lúc đó, mọi người sử dụng cái khoảng trống này để trú ẩn an toàn, tránh bị thương tích. Tư thế được cho là thích hợp nhất khi có động đất là đầu ép sát vào đầu gối, hay tay ôm đầu (hoặc tư thế bào thai cuộn).

Tuy nhiên, việc hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân và gia đình khi có động đất cần được phổ biến tại trường học, công sở… và cần thiết, cũng cần có các cuộc diễn tập ứng phó với động đất cho các cơ quan chức năng bởi nếu có động đất, người dân cần một "bộ não" phản ứng nhanh và chính xác.

                                                                                Theo Báo CAND

 

 

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục