Anh Huỳnh Anh Dũng (bên trái) mô tả cuộc sống khổ sở trong những ngày ở Nga.
Một nạn nhân trong đường dây này vừa trốn thoát từ Liên bang Nga trở về, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Nguyễn Thị Phú (trú tại xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin).
Tuy nhiên, đây không phải nạn nhân duy nhất, bà Phú cũng chỉ là một mắt xích trong đường dây tổ chức xuất khẩu lao động (XKLĐ) trái phép quy mô lớn đang hoạt động tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Trốn như... tội phạm
Ngày 12.5, anh Huỳnh Anh Dũng (trú thôn 2, xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột) gửi đơn đến Công an huyện Cư Kuin tố cáo bà Nguyễn Thị Phú. Theo trình bày của anh Dũng thì khoảng tháng 8.2010, bà Phú nói nếu muốn đi Nga làm việc với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng thì đưa cho bà 120 triệu đồng để làm thủ tục trọn gói. Ngày 7.9.2010, anh Dũng được bà Phú đưa ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh sang Nga.
Sau khi đến Mátxcơva, đoàn của anh Dũng được một số người đưa về Makhala - một thành phố ở miền nam nước Nga. Tại đây, họ được phân đến các công trường xây dựng dân dụng, chủ yếu là nhà ở tư nhân. Do không có giấy tờ hợp pháp nên những người lao động (NLĐ) như anh Dũng thường bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền. Cũng vì nhập cảnh trái phép nên số lao động này không được pháp luật bảo vệ, thường bị cướp bóc, quỵt tiền công v.v... Nhận thấy thu nhập và điều kiện sống không như mong muốn, anh Dũng đã bỏ trốn về nước vào ngày 29.10.2010.
Anh Huỳnh Anh Dũng (bên trái) mô tả cuộc sống khổ sở trong những ngày ở Nga. |
Lần theo đơn tố cáo của anh Dũng, chúng tôi biết được có ít nhất 6 người ở Đắc Lắc đi XKLĐ chui thông qua bà Phú. Ông Phan Văn Bình (trú xã Cư Ewi) cho biết: “Vợ chồng tôi vay mượn khắp nơi, đưa cho bà Phú 60 triệu đồng để con trai là Phan Văn Hiên sang Nga “đổi đời”. Cháu đi từ tháng 9.2010, mới gửi được khoảng 1.500USD về nhà, tôi trả lãi cho người ta gần hết. Rồi từ tháng 12.2010 đến nay cháu không gửi nữa, tôi hỏi thì cháu bảo tiền kiếm được hiện nay chỉ đủ nuôi sống bản thân thôi”.
Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Thanh liên lạc qua điện thoại, Phan Văn Hiên cho biết tình hình giống như mô tả trong đơn tố cáo của anh Dũng. “Trong hẻm thì đi bình thường, còn ra đường lớn là phải chạy để khỏi bị bắt, có khi chạy trốn suốt đêm không được ngủ...” - Hiên nói. Người cùng thôn với ông Bình là ông Nguyễn Đình Lành cho biết, con trai ông là Nguyễn Đình Thịnh đi sang Nga từ tháng 10.2010, đến nay chưa gửi về được đồng nào vì chi phí cao, không đủ việc làm.
Có đường dây “chăn dắt” lao động
Tường trình của anh Dũng cũng như những lao động còn ở Nga cho thấy, có một đường dây XKLĐ trái phép sang Nga mà bà Phú chỉ là một mắt xích. Sau khi nộp tiền cho bà Phú, NLĐ được đưa ra Nghệ An học bài phỏng vấn, rồi vào Đà Nẵng phỏng vấn trước khi xuất cảnh. Xuyên suốt quá trình này là sự có mặt của một phụ nữ tên là Nhung ở Nghệ An, người nhận tiền trực tiếp từ bà Phú. Tại Nga, những NLĐ này được một người đàn ông tên là Xuân (chồng Nhung) tổ chức cư trú và làm việc bất hợp pháp. Anh Dũng cho biết, hiện ông Xuân đang quản thúc khoảng 300 lao động Việt Nam đi theo diện này.
Hằng tháng, ông Xuân thu nhiều khoản tiền của NLĐ, trong đó có 20% chi phí tìm việc, tiền “lo lót cảnh sát”, tiền môi giới v.v... Nếu NLĐ bị bắt, ông Xuân đến nộp phạt, nhưng sau đó lại trừ vào tiền công của họ, khiến nhiều người phải làm việc không công để trừ nợ. Nếu có tiền gửi về nhà, họ phải thông qua đường dây này và chịu một khoản phí, những người như bà Phú đưa tiền đến cho gia đình họ. Để đối phó với nguy cơ bị tố cáo, trước khi NLĐ lên máy bay, đường dây này thu lại giấy nhận tiền để tiêu hủy. Sở dĩ anh Dũng còn giữ được bằng chứng là do anh biết được nếu làm thủ tục trực tiếp với bà Nhung thì chỉ mất 38 triệu đồng/người.
Làm việc với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Phú thừa nhận có tham gia đường dây XKLĐ trái phép nói trên, nhưng bà cho rằng có sự thỏa thuận với người lao động chứ không phải lừa đảo. “Tôi đã nói trước với họ là chỉ đi bằng visa du lịch, sang Nga làm ngoài, có điều là mình không sợ bị bắt vì đã có người của đường dây ở bên đó lo rồi”. Dù NLĐ có tự nguyện hay không, sự việc có yếu tố lừa đảo hay không thì việc tổ chức XKLĐ trái phép sang Nga bằng con đường du lịch cũng cần được xử lý theo pháp luật.
Theo Laodong
Từ ngày 15/5, Công an tỉnh Thanh Hoá đã huy động hơn 300 cán bộ, chiến sỹ các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an huyện tăng cường cán bộ đến tất cả 636 xã, phường trong tỉnh để cùng với Công an và ban bầu cử địa phương làm tốt công tác bảo vệ bầu cử, không để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến kết quả bầu.
Chiều 19/5, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đã phát động cán bộ, chiến sỹ học tập tấm gương dũng cảm của Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội CSCĐ dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ và Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ CSCĐ Công an tỉnh Hòa Bình bị thương trong khi truy bắt đối tượng buôn bán, vận chuyển 50 bánh heroin tối 18/5.
Số lượng người điều khiển xe ba bánh là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn các trường hợp vi phạm đều mạo danh, dán, đính khẩu hiệu "nhái" cơ sở thương binh, bệnh binh lên thành xe nhằm mục đích "né" lực lượng chức năng.
(HBĐT) - Nhận thức sâu sắc vị trí và ý nghĩa to lớn của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIII, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 3, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và Mặt trận tổ quốc các địa phương, Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh đã lãnh đạo lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện tốt các bước chuẩn bị bầu cử.
Ngày 19/5, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã y án sơ thẩm vụ “Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính” giữa ông Trịnh Công Đông với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai.
Ngày 21.12.2010, Toà Kinh tế (TANDTC) có Quyết định giám đốc thẩm số 18 huỷ quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM của TAND TP.Hà Nội về việc công nhận sự thoả thuận của các đương sự (Ngân hàng Công Thương VN - chi nhánh Cầu Giấy - Hà Nội và Cty TNHH Bắc Sơn).