Khi các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty SABECO còn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thì Tổng công ty này lại mua một chiếc xe nhập Mỹ để phục vụ cho Tổng Giám đốc. Trong lúc Chính phủ yêu cầu cắt giảm chi tiêu công thì việc SABECO trang bị xe công trị giá gần 3 tỷ đồng có phải để thách thức dư luận?.

 

Vừa qua, trên các ấn phẩm Báo CAND liên tục đăng nhiều bài viết về những vụ việc sai phạm nghiêm trọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Ngoài Báo CAND thì hàng chục tờ báo khác cũng đồng loạt lên tiếng phản ánh khá gay gắt về những tiêu cực tại SABECO và đòi các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng pháp luật để xử lý những sai phạm nghiêm trọng này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương Trương Vĩnh Trọng cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên hơn 3 năm qua, trước sự phản ánh tích cực của báo chí và phản ứng quyết liệt của dư luận, vụ việc tiêu cực được xem là rất nghiêm trọng nói trên vẫn dần chìm vào im lặng

Sai phạm nghiêm trọng

Theo những phản ánh của Báo CAND, trong hàng loạt những vấn đề sai phạm như sai phạm trong việc thực hiện cổ phần hóa tổng công ty, việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhạy cảm ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số vốn lớn (chiếm 25% vốn điều lệ), gây thất thoát làm sụt giảm giá trị đầu tư có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế thì vụ việc nổi cộm nhất có dấu hiệu vi phạm pháp luật là việc nhập khẩu các nguyên liệu chính để sản xuất bia.

Theo tài liệu mà chúng tôi có được thì hiện trên cả nước có 24 nhà máy sản xuất bia lấy thương hiệu Bia Sài Gòn và SABECO cung ứng toàn bộ nguyên vật liệäu chính gồm Malt, Houblon (chiếm 90% giá trị nguyên liệu phải nhập khẩu), lon nhôm, thùng nút và nhãn, các nguyên liệu phụ khác giao cho các đơn vị tự thực hiện. Về việc này, các công ty thành viên, Công ty cổ phần Bia có văn bản kiến nghị gửi SABECO đề nghị được chủ động nhập, mua nguyên liệu chính này vì giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu do SABECO cung cấp. Điều trớ trêu là những đề nghị này đã không được lãnh đạo SABECO chấp thuận.

Cũng theo tài liệu mà chúng tôi có được thì giá Malt do Tổng Giám đốc Sabeco mua cung cấp cho các nhà máy sản xuất bia trong năm 2009 là 12.090 đồng/kg, trong khi giá Malt cùng loại, cùng thời điểm được Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây báo cáo SABECO được mua có 10.236 đồng/kg, chênh lệch giảm 1.854 đồng/kg, nên với tổng số lượng Malt trong năm SABECO cung cấp là 114.500 tấn Malt thì số tiền các công ty sản xuất bia Sài Gòn phải gánh  tăng so với giá của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây là 212,283 tỷ đồng (114.500 x 1.854.000).

Như vậy chỉ riêng việc Tổng Giám đốc ký hợp đồng mua Malt với các nhà cung cấp quy định giá mua không đổi kéo dài từ 3 - 4 năm và trong khi Nghị quyết HĐQT SABECO quy định giá mua Malt chỉ ký hợp đồng cho 1 năm. Việc ký hợp đồng quy định giá mua với thời gian dài này dẫn đến việc SABECO mất hàng trăm tỷ đồng khi giá Malt trên thị trường giảm.

Giá mua Houblon cao do SABECO cung cấp cho các nhà máy trong năm 2009 là 6.046.296 đồng/kg, trong khi giá Houblon cao cùng loại, cùng thời điểm do Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây báo cáo SABECO được mua có 3.230.350 đồng/kga (alpha); chênh lệch giảm 2.815.946 đồng/kga nên với tổng lượng Houblon cao SABECO nhập trong năm 2009 là 36.500kga thì số tiền chênh lệch tăng so với Công  ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây là 102,782 tỷ đồng (36.500kga x 2.815.946 đồng/kga). Việc mua Houblon viên được tính tương tự cũng có chênh lệch là 45,662 tỷ đồng (19.500kga x 2.341.683 đồng/kga).

Như vậy riêng việc Tổng Công ty SABECO mua 2 loại nguyên liệu này đã làm thiệt hại (tăng so với giá mua do Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây đề xuất) số tiền là 360,727 tỷ đồng.

Nhiều bản hợp đồng của Tổng giám đốc SABECO đã làm DN này thất thoát một số tiền không nhỏ.

Về chất lượng Malt, Houblon, theo báo cáo của Ban kiểm soát chất lượng của SABECO xác nhận từ tháng 1 đến tháng 10/2010, trung bình có khoảng 15% khối lượng hàng nhập khẩu không đạt các tiêu chuẩn về chỉ tiêu do SABECO đề ra như độ ẩm, pH, kolbach, cỡ hạt, protein hòa tan… phải xử lý trong quá trình nấu thì Malt, Houblon mới đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng SABECO không có biện pháp xử lý kỹ thuật và không phạt các nhà cung cấp theo quy định tại Điều 11.3 của Hợp đồng: "Nếu lô hàng không đạt một số chỉ tiêu nhưng SABECO vẫn có thể sử dụng được thì bên bán chịu phạt 0,5 giá trị lô hàng cho một chỉ tiêu không đạt" có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bia và làm lợi cho nhà cung cấp. Liệu có sự khuất tất từ "ưu ái" trên của lãnh đạo SABECO?

Một vụ việc nổi cộm khác mà chúng tôi từng đề cập là việc ký hợp đồng mua vỏ lon bia 333. Cũng theo tài liệu chúng tôi có được thì trong các năm 2006, 2007, SABECO ký hợp đồng mua vỏ lon bia với Crown Saigon và Crown Hà Nội (cùng một nhà cung cấp) cùng một giá là 84,8USD/bộ lon. Nhưng cùng ngày 18/9/2008, SABECO đã ký 2 hợp đồng với nhà cung cấp này với giá và điều kiện khác nhau:

Tại Hợp đồng CrownHanoi/SABECO No: 2, do Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh ký với Crown Hà Nội mua 20 triệu bộ lon với giá trị hợp đồng là 2.232.000 USD (106 USD/1.000 bộ lon) đã quy định Điều 6 của hợp đồng là được phép điều chỉnh giá mua khi giá thị trường giảm nên khi giá thị trường giảm, hợp đồng này được điều chỉnh giảm giá trị còn 1.628.000 USD. Giá mua thực tế giảm còn 74 USD/1.000 bộ lon (giảm 32 USD/1.000 bộ lon). 

Còn trong Hợp đồng CrownSaiGon/SABECO No: 098 cũng do Tổng Giám đốc SABECO Nguyễn Quang Minh ký với Crown Saigon mua 400 triệu bộ lon với giá trị hợp đồng là 43.120.000 USD (98 USD/1.000 bộ lon) nhưng lại bỏ quy định tại điều 6 của hợp đồng nên khi giá thị trường giảm, SABECO không được điều chỉnh giảm giá trị hợp đồng. Căn cứ vào mức giảm giá tại Hợp đồng số 02 thì tổng số tiền SABECO không được giảm làm thiệt hại của hợp đồng này là 9,6 triệu USD.

Rõ ràng, đây là dấu hiệu vi phạm pháp luật của lãnh đạo SABECO mà dư luận đặt ra để các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm làm rõ. Đây cũng là 1 trong 2 nội dung mà Phó Thủ tướng, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng đã giao cho Thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 19/TB-VPBCĐ ngày 7/11/2010 và yêu cầu "thời hạn thanh tra trong 1 tháng kể từ ngày 15/11/2010".

Ngoài ra, các hợp đồng mua nguyên liệu ký giữa SABECO và các công ty trong nước như Công ty TNHH Thái Tân, Thanh Tùng… đứng ra nhập nguyên liệu từ nước ngoài về bán lại cho SABECO quy định dùng USD để thanh toán (không sử dụng tiền đồng Việt Nam) và đơn giá này không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng là không đúng với quy định về việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, được quy định tại Điều 29, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ.

Từ những phân tích trên của chúng tôi cho thấy, việc ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, công tác quản lý vốn, tài sản nhà nước, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư và sự chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Ban điều hành SABECO có nhiều sai phạm nghiêm trọng, có vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần được khẩn trương tiến hành thanh tra, điều tra toàn diện để kết luận đúng sai và kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương Trương Vĩnh Trọng cũng đã có những chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên hơn 3 năm qua, trước sự phản ánh tích cực của báo chí và phản ứng quyết liệt của dư luận, vụ việc tiêu cực được xem là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại SABECO vẫn đang dần chìm vào im lặng…

Bất chấp dư luận

Trong lúc các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty SABECO còn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thì lãnh đạo SABECO lại bất chấp các quy định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/1/2011 vừa qua Tổng Công ty SABECO lại ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ ôtô Bình Phú, địa chỉ số 111-113-115 Bình Phú, phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh mua một xe ôtô Toyota Avalon 3.5, 5 chỗ ngồi, màu đen, mới 100% được nhập từ Mỹ về với giá 2.250.000.000 đồng, giá trên bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng nhưng chưa bao gồm thuế trước bạ và chi phí đăng ký chiếc xe trên.

Hiện chiếc xe gần 3 tỷ đồng này thường xuyên đậu tại trụ sở SABECO số 6, Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1 và được dùng để phục vụ cho Tổng Giám đốc Tổng Công ty SABECO.

Xe có giá trị gần 3 tỷ đồng được SABECO vung tiền tậu về trang bị cho Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh.

Theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước, theo đó đối với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty Nhà nước, các Tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các chức danh tương đương được sử dụng 1 xe ôtô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hằng ngày và đi công tác theo mức giá mua tối đa 650 triệu đồng/xe.

Như vậy trong lúc cả nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách tập trung các trọng tâm như tăng cường kiểm soát chi tiêu công, chi đầu tư xây dựng cơ bản; cắt giảm, tiết kiệm các khoản chi tiêu nội bộ thì việc SABECO trang bị xe công trị giá gần 3 tỷ đồng có phải là một việc làm thách thức dư luận.

 

                                                                                         Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cấp Ủy, chính quyền xã Ngòi Hoa luôn tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của CA huyện Tân lạc để đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Đá chủ quyền Trường Sa. (Ảnh minh họa : TTXVN)
Không có hình ảnh

Diễn tập phương án PCCC tại Công ty CP May XNK 3-2

(HBĐT) - Ngày 10/6, Phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty CP May XNK 3 – 2 đã tổ chức diễn tập phương án PCCC.

Triển khai các biện pháp quản lý phương tiện chở vật liệu rời gây mất ATGT

(HBĐT) - Vừa qua, Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức hội nghị bàn các giải pháp quản lý phương tiện chở vật liệu rời làm rơi vãi trên đường gây mất ATGT. Tham dự có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT thành phố, Ban ATGT huyện Lương Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng công trình 222, Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Đội Thanh tra đường bộ I-01).

Mô hình tự quản về ANTT của huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại Lạc Sơn khi dư âm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp còn lắng đọng trong tâm tư người dân nơi dây. Cùng đi với chúng tôi trên chiếc xe Uoát xuống xã Vũ Lâm kiểm tra tình hình, thượng tá Bùi Văn Hiền – Trưởng Công an huyện chia sẻ: Vũ Lâm có nhiều phong trào tự quản tốt, được huyện chọn làm điểm để triển khai ra toàn địa bàn. Thuận lợi của Vũ Lâm cũng như huyện đó là người dân có sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần cảnh giác cách mạng của người dân được nâng cao.

Cần chế tài đủ mạnh cho hành vi "lận 'đồ' chờ hữu sự"

Chỉ với những mâu thuẫn nhỏ vặt, không kiềm chế được bản thân, một số thanh niên đã sẵn sàng sử dụng hung khí để giải quyết. Những vụ trọng án có liên quan tới tình trạng trên xảy ra trong thời gian qua kéo theo hàng loạt vấn đề đáng bàn. Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách về công tác xử lý nạn tàng trữ hung khí nguy hiểm dạng này.

Người đẹp lướt sóng chứng khoán bằng tiền đồng nghiệp

Thấy nhiều người "phất" lên nhờ chơi chứng khoán, Đóa cũng làm theo nhưng bị lỗ nặng. Cay cú, cô nhân viên quỹ tín dụng đã vay tiền đồng nghiệp để "lướt sóng" nhưng lại thua sạch nên phải bỏ trốn.

Khởi tố giám đốc chiếm đoạt tiền doanh nghiệp

Nhận hơn 500 triệu đồng của đối tác để cung ứng giống cỏ, nhưng vị giám đốc lại cầm tiền đi khỏi nơi cư trú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục