Một thủ đoạn của doanh nghiệp được Cục Cảnh sát môi trường điểm mặt chỉ tên: tạo "sự cố môi trường" để tiếp tục xả chất thải nguy hại. Cách tạo sự cố cũng trở thành chiêu gỡ rối khi bị Cảnh sát sờ tới.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (CSMT) nhận định: 6 tháng cuối năm và những năm tới, dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều chiêu mới của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xử lý chất thải, do những khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như vì chỉ chú ý đến lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp không chú trọng công tác bảo vệ môi trường, không đầu tư xử lý chất thải theo đúng quy định, phương thức thủ đoạn sẽ tinh vi, cố tình gây ra các "sự cố môi trường" để tiếp tục xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

"Sự cố môi trường" là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; các sự cố do hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Tuy nhiên, sự cố do cố ý của cá nhân, doanh nghiệp để thoái thác hành vi vi phạm của mình lại là một biến tướng chưa có trong luật. Đó là những hành vi như cố tình làm vỡ hệ thống chứa, dẫn nước thải để xả khối lượng nước thải bị ứ đọng lâu ngày; gây ra việc ô nhiễm ở nguồn nước để đẩy vào thế đã rồi, tiếp tục xả thải…

Tạo ra "sự cố môi trường" là một chiêu của doanh nghiệp bị bắt bài.

Ngay đối với sự cố do các nguyên nhân khách quan, việc bồi thường cũng đặt ra đối với doanh nghiệp, nhất là khoản tính thiệt hại đối với môi trường, hộ dân. Trước đây từng xảy ra các sự cố vỡ khối nước thải ô nhiễm, chưa qua xử lý như các trường hợp trên sông Thị Tính, Bình Dương. Một đoạn bờ bao khoảng 30m của hồ chứa sinh học nước rộng 7,7ha, với dung tích chứa trên 230.000m3 nước thải chưa qua xử lý của công ty bị vỡ bờ bao, khiến lượng nước trên tuôn xối xả qua đất, vườn cao su của người dân, chảy tràn ra suối Bến Ván, qua sông Thị Tính rồi sau đó đổ ra sông Sài Gòn, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Hiện, Cục CSMT chuẩn bị tổ chức các hội thảo chuyên đề "Phòng, chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ", "Phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại". 6 tháng đầu năm 2011, vi phạm trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp tiếp tục diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương, tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung các công ty, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất… Nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây dựng nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó khi có kiểm tra, thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, ra môi trường.

Để thực hiện hành vi này, một số doanh nghiệp có thủ đoạn xây dựng hệ thống xả thải ngầm, thực hiện xả thải vào ban đêm, khi triều lên, trời mưa, xả vào đường thoát nước mưa... Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nghiêm trọng các dòng sông, kênh rạch như sông Hồng, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Tiền, sông Hậu, kênh Tham Lương, Ba Bò... Tại khu vực đô thị, một số nhà thầu thi công công trình lợi dụng hoạt động về ban đêm, vận chuyển, đổ xả phế thải xây dựng tại các khu vực ngoại thành, ven các trục đường, đê.

Tình trạng khai thác trái phép khoáng sản vẫn diễn ra phức tạp, trên nhiều địa bàn. Tính chất, quy mô vi phạm đa dạng, từ khai thác nhỏ lẻ không có giấy phép, không có biện pháp hoàn nguyên, phục hồi môi trường đến những tổ chức quy mô lớn, với lượng khai thác lên đến hàng nghìn tấn, có dấu hiệu có tổ chức, bảo kê cho việc vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản. Đặc biệt, tình trạng khai thác cát, sỏi xảy ra trên hầu hết các tuyến sông như: sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, sông Ba, sông Đáy... làm thất thoát nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gây sạt lở bờ, biến đổi dòng chảy dẫn đến làm mất nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân. Việc khai thác khoáng sản, đất đá làm vật liệu xây dựng, xây dựng tràn lan, thiếu kiểm soát tại nhiều địa phương là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mất an toàn lao động, gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nổi lên tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu cây cổ thụ, cây gỗ tròn, cây bóng mát. Một số đối tượng lợi dụng quy định của pháp luật về việc cấm khai thác các loại cây có nguồn gốc tự nhiên, có thủ đoạn khai thác trái phép đưa về trồng tại vườn, sau đó xin giấy phép để hợp thức hóa việc vận chuyển, tiêu thụ, gây khó khăn cho công tác xử lý. Tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, trước thông tin một số doanh nghiệp Trung Quốc thu mua sắn nguyên liệu giá cao, nhiều hộ dân đã phá bỏ cây trồng trước đây, phá rừng lấy đất, mở rộng nương rẫy. Theo Cục CSMT, nếu không có biện pháp quản lý, khoanh vùng kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ phá rừng tràn lan.

Theo Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định tại mục 2, Chương XIV của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan

                                                                            Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bùi Văn Hình bị Hội đồng xét xử tuyên phạt tù chung thân vì đã có hành vi côn đồ, mất hết nhân tính, giết chết cha đẻ.
Bị cáo Nguyễn Văn Quyền tại phiên xét xử.
Không có hình ảnh

Cuộc chiến nghẹt thở với trùm ma tuý và câu chuyện sơn nữ hư hỏng

… Mệnh lệnh tấn công lập tức được phát ra. Khi phát hiện thấy bị lộ, ngay lập tức bọn chúng đã nổ súng chống trả quyết liệt. Đối tượng cầm đầu là Lầu Thoong May đã ôm hàng lao xuống suối ngay bên cạnh hòng tẩu thoát. Tuy nhiên lúc này vòng vây đã khép chặt. Sau một cuộc vật lộn quyết liệt dưới khe suối, Lầu Thoong May cũng đã bị bắt. Tại hiện trường lực lượng Cảnh sát đã bắt giữ được 3 đối tượng là Lầu Thoong May, Lương Văn Lâm và Lương Thị Tâm…

Nguy hiểm bãi tắm tự phát ngày nắng nóng

Tại khu vực đường ven hồ Tây - đoạn gần Trường Song ngữ Horizon, phường Quảng An (quận Tây Hồ) hàng chục người dân, cả phụ nữ, trẻ nhỏ dù không mang theo phao bơi đang thỏa sức bơi lội. Chốc chốc, dưới mặt hồ lại đánh đến ào một cái bởi cuộc chơi lộn sóng của một số thanh nhiên. Bất giác nhìn qua không ai nghĩ đây là một bãi tắm tự phát do người dân tự đổ về để "né" nắng nóng...

Cô gái dũng cảm bắt cướp

Đuổi kịp 2 tên cướp, chị Mèo cho xe đụng thẳng vào bọn cướp. Cú va chạm làm 2 tên cướp cùng chiếc xe ngã kềnh xuống lộ. Tên cướp nữ cầm chiếc giỏ xách ném lại phía bị hại. Chị Mèo tri hô và cùng quần chúng nhân dân vây bắt được 2 tên cướp giải giao cơ quan Công an.

Công an Nghệ An tập trung giúp dân khắc phục hậu quả lũ quét

Trong và sau cơn lũ, Công an tỉnh Nghệ An đã tích cực, chủ động giúp dân phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai. Công an huyện Kỳ Sơn đã lập 6 tổ công tác gồm 60 CBCS đến các vùng ngập nước giúp dân tránh lũ, trong đó 32 chiến sĩ làm nhiệm vụ chốt chặn cả ban đêm và ban ngày không cho người và phương tiện vào các điểm nước ngập, đường sạt lở nguy hiểm.

Hội LHPN tỉnh triển khai hiệu quả phong trào “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH"

(HBĐT) - Bà Bùi Thị Thạo, Trưởng Ban Tuyên giáo, Hội LHPN tỉnh cho biết: Trong gia đình, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong giữ gìn truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục, dạy bảo con em không sa đà vào các thói hư, tật xấu, TNXH.

36 năm, 8 tháng tù cho 5 kẻ mua bán trái phép chất ma túy

Từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011 Tám, Huân, Minh, Toàn và Cường đã mua ma túy từ Quảng Bình mang vào Huế phân nhỏ bán cho các con nghiện kiếm lời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục