Giám định pháp y của lực lượng CAND giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự và nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội. Ảnh: Duy Hiển.
Giám định pháp y là một ngành đặc thù, rất độc hại và mang yếu tố đặc thù, riêng pháp y Công an còn phải chịu thêm áp lực về kỷ luật của lực lượng vũ trang rất nghiêm ngặt… Nếu chuyển pháp y Công an ra ngoài lực lượng Công an cho "khách quan" thì có phải chuyển toàn bộ các chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự ra khỏi Công an hay không?
Mới đây, Bộ Tư pháp lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Giám định tư pháp, có mô hình xóa bỏ hệ thống pháp y trong lực lượng Công an. Để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn, chúng tôi xin nêu vài ý kiến về ngành nghề đặc thù này.
Một trong những mục tiêu của việc xây dựng Luật Giám định tư pháp là tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực giám định pháp y (PY), PY tâm thần, Kỹ thuật hình sự, kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Giám định tư pháp...
Theo Pháp lệnh Giám định tư pháp quy định có Viện PY quốc gia trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm PY tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Quốc phòng có Viện PY quân đội, Bệnh viện cấp Quân khu có giám định viên PY; Bộ Công an có Trung tâm PY thuộc Viện Khoa học hình sự; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giám định viên PY thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự.
Hệ thống PY trong lực lượng Công an hiện nay đã được củng cố vững chắc từ Trung ương đến địa phương, lực lượng chuyên trách có tinh thần chiến đấu cao, đã đảm đương tốt vai trò quan trọng trong công tác giám định PY ở từng địa phương, từng vụ việc. Trong thời gian qua, Bộ Công an đã dành nhiều sự quan tâm đầu tư cả về con người, trang thiết bị kỹ thuật đối với lực lượng PY trong ngành Công an. Trung tâm PY thuộc Viện Khoa học hình sự được trang bị đầy đủ các phương tiện xét nghiệm hiện đại phục vụ giám định tử thi, thương tích, vi thể, độc chất. Đặc biệt được trang bị thiết bị giám định gien hiện đại ngang hàng thế giới. Hiện nay, đang triển khai đề án xây dựng tàng thư gien tội phạm với kinh phí hàng trăm tỉ đồng.
Lực lượng giám định viên tại Viện Khoa học hình sự ngày càng được củng cố về cả chất lượng và số lượng với đầy đủ các lĩnh vực PY, hóa pháp lý, sinh học pháp lý… Những thế mạnh của PY Công an là: giám định cơ chế hình thành dấu vết thương tích, giám định nhận dạng, dấu vết súng đạn, giám định gien, hài cốt, tuổi người sống, thực nghiệm giám định và dựng mô hình thực nghiệm giám định, đặc biệt là giám định cơ chế hình thành dấu vết thương tích, trong nhiều trường hợp có giá trị quyết định đánh giá tính chất vụ việc. Một thực tế là hiện nay hầu như giám định PY tử thi các vụ án mạng, nghi án, các vụ khó, các trường hợp chết lâu ngày luôn đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác điều tra. Và, chứng cứ để xác định tội phạm... Cơ quan trưng cầu luôn tín nhiệm trưng cầu PY Công an. Ở nhiều địa phương, PY Công an đảm nhiệm trên 90% giám định PY tử thi. Các kết luận, đánh giá nhận xét của PY Công an luôn được cơ quan tiến hành tố tụng coi là chứng cứ pháp lý để xử lý tội phạm theo pháp luật
Đánh giá tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp của Bộ Tư pháp cũng đánh giá PY trong lực lượng Công an hoạt động tốt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trung tâm PY sinh vật thuộc Viện Khoa học hình sự có thể thực hiện được các việc giám định rất phức tạp như giám định ADN, nhận dạng người...
Hiện nay với sự quan tâm của Bộ Công an, các giám định viên PY phục vụ trong lực lượng Công an đang rất yên tâm công tác, nhiều giám định viên có kinh nghiệm và có vị trí, uy tín trong lực lượng. Qua tham khảo thấy rằng hầu hết đều có ý kiến nếu không còn PY trong Công an thì họ sẽ bỏ nghề PY, tiếp tục ở lại trong lực lượng Công an dù làm bất kể công việc gì. Như vậy sẽ lãng phí một lực lượng lớn giám định viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm đang phục vụ rất có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.
Cũng có ý kiến cho rằng PY nằm trong lực lượng Công an "không khách quan", là chưa có cơ sở. Trước hết, quan điểm này chỉ là ý kiến chủ quan của một vài cá nhân, chưa có cái nhìn cụ thể vì trên thực tế không có luận cứ và số liệu nào nói lên việc "vừa đá bóng vừa thổi còi" này.
Thứ hai, nếu nói như vậy thì các thể loại giám định khác như: giám định tài liệu (chữ viết, chữ ký, con dấu, tiền giả, nhãn mác..), giám định vân tay, giám định súng đạn, giám định hóa pháp lý, giám định cháy nổ, giám định âm thanh, giám định gien… là những lĩnh vực kỹ thuật hình sự đặc thù, chỉ có trong lực lượng Công an thì cơ quan nào sẽ làm thay? Giám định viên tư pháp dù ở tổ chức nào cũng đều phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và phải làm việc theo đúng quy chuẩn chuyên môn; các hoạt động tố tụng cũng phải tuân theo pháp luật chứ không thể tuỳ tiện áp đặt chủ quan.
Mặt khác giám định PY là một ngành đặc thù, rất độc hại và mang yếu tố đặc thù, riêng PY Công an còn phải chịu thêm áp lực về kỷ luật của lực lượng vũ trang rất nghiêm ngặt… Nếu chuyển PY Công an ra ngoài lực lượng Công an cho "khách quan" thì có phải chuyển toàn bộ các chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự ra khỏi Công an hay không?
Mục đích chung của việc ban hành Luật Giám định tư pháp là tạo cơ sở pháp lý cao, vững chắc để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp. Về hệ thống tổ chức giám định pháp y với quan điểm thứ 3 trong Tờ trình Chính phủ dự án Luật Giám định tư pháp, hiện nay hệ thống tổ chức giám định PY đang có trong ngành Y tế, Công an và Quân đội là phù hợp với thực tiễn và đang hoạt động có hiệu quả.
Để cho thật khách quan, nên lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan tiến hành tố tụng từ Trung ương đến địa phương, đây mới chính là người trưng cầu và sử dụng kết luận giám định pháp y. Báo CAND sẽ trở lại vấn đề này trong những số báo tới.
Theo Báo CAND
6 tháng qua, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra hàng chục vụ chặt trộm cây gỗ sưa. Chỉ riêng trong đêm 24 rạng ngày 25/6, 3 cây gỗ sưa đỏ đã bị "sưa tặc" cưa trộm.
(HBĐT) - Ngày 1/7, Công an tỉnh đã tổ chức hội thảo phương án bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy bằng phương tiện cơ giới trên quốc lộ. Đồng chí Bùi Đức Sòn – UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã dự và chủ trì hội thảo.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp gỡ thượng tá Trần Văn Ba – Phó phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC81) khi anh vừa chỉ huy lực lượng bảo vệ phiên tòa xét xử đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, trong 6 tháng đầu năm 2011 toàn tỉnh đã xảy ra 289 vụ phạm tội về trật tự xã hội, tăng 86 vụ so với cùng kỳ năm 2010. Làm 10 người chết, 56 người bị thương, số tài sản bị thiệt hại trị giá gần 5 tỷ đồng.
Trước tình trạng “làm xiếc” với giá gửi xe, đầu tháng 6 vừa qua, GĐ Sở Y tế Hà Nội đã kiểm điểm GĐ các bệnh viện Hà Đông, Thanh Nhàn, Phụ sản… Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình trạng "móc túi" người nhà, bệnh nhân vẫn không thay đổi ở các bãi xe.
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Bộ Công an; lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ Công an.