tiền mà voi ở Tây Nguyên liên tục bị chết, bị giết, nhưng nhiều vụ án về voi từ trước đến giờ phần lớn vẫn chưa được khám phá. Con voi trong đời sống đồng bào Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt, ngoài giá trị về vật chất, còn là con vật mang nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Từ bao đời nay, voi đã trở thành con vật đặc trưng gắn với đời sống văn hóa, sinh hoạt của người dân Tây Nguyên. Nhưng trong thời gian gần đây, ngoài việc giết voi để lấy ngà, mặt hàng lông đuôi voi cũng đã trở thành "báu vật" dễ thu lợi nên tình trạng giết voi, xâm hại sức khỏe của voi ngày càng diễn ra nhiều.

Hầu như năm nào cũng có những vụ án voi ở Tây Nguyên. Vụ án giết voi Back Khăm (38 tuổi) ở Khu du lịch sinh thái Nam Qua, hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Lâm Đồng được phát hiện ngày 24/4 gây bức xúc dư luận nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ được thủ phạm. Mặc dù liên quan đến vụ việc này, ngày 10/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định khởi tố bị can, bắt tam giam 2 đối tượng Phan Đắc Mậu Đại (33 tuổi) và Nguyễn Ngọc Thuận (36 tuổi), cùng trú ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Voi H'Túk ở huyện Lăk bị chặt đuôi.

Cơ quan CSĐT Công an Lâm Đồng cũng đã khởi tố bị can đối với bà Phan Thị Hoa (52 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Nam Qua về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhưng được cho tại ngoại, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Sở dĩ bị khởi tố vì các đối tượng trên đã có hành vi mua bán bộ ngà voi nặng khoảng 26kg của voi Back Khăm sau khi bị giết, còn đằng sau vụ án giết voi này ai là thủ phạm vẫn chưa được làm rõ.

Đáng chú ý, Phan Đắc Mậu Đại, một trong số bị can bị bắt lần này từng là chủ voi đã bị cắt đuôi trước đó. Đó chính là vụ 2 con voi cái ở khu du lịch thác Prenn - Đà Lạt bị kẻ trộm chặt và lấy mất phần đuôi khoảng 30cm xảy ra ngày 31/8/2010. Sự vụ ấy đến giờ cũng chưa tìm ra thủ phạm.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, ở Tây Nguyên có hàng chục vụ voi bị giết chết hoặc xâm hại nhưng việc điều tra làm rõ rất hạn chế. Năm 2009, ở tiểu khu 160 và 138 thuộc Công ty Lâm nghiệp Ia mơr phát hiện có 2 con voi rừng bị sát hại, trong đó có một con đã được cắt lấy ngà. Năm 2010 và 2011 ở Đắk Lắk cũng phát hiện nhiều voi rừng chết nhưng không rõ nguyên nhân.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Công an huyện Ea Súp, Đắk Lắk cho biết, trong số nhiều vụ voi chết chỉ có một vụ xác định có vết đạn bắn nên khởi tố vụ án để điều tra nhưng hết thời hạn điều tra mà vẫn không có kết quả nên đã tạm đình chỉ. Sở dĩ nhiều vụ án voi không tìm ra thủ phạm là do voi bị giết ở rừng nên sau thời gian dài, xác voi đã phân hủy mới bị phát hiện, hiện trường xáo trộn, công tác điều tra gặp khó khăn.

Còn việc chặt trộm đuôi voi để lấy lông thì xảy ra khá nhiều nhưng đến nay chỉ mới có một vụ được làm rõ đưa ra xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Lăk và xử phúc thẩm ngày 11/5, tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Sự vụ xảy ra ngày 1/3/2010, Phạm Văn Huy, 31 tuổi, ở TP Buôn Ma Thuột và Đàm Văn Nội, 25 tuổi, ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) rủ nhau về huyện Lắk để nhổ trộm lông đuôi voi đem bán lấy tiền tiêu xài. Khi đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, chúng phát hiện con voi nhà tên H'Túk của ông Đặng Vân Long đang được đưa đi ăn nên theo dõi để hành động. Đến khoảng 21h cùng ngày, Huy và Nội thấy con voi nhà đang được xích tại khu vực đồi thông nên đã ra tay chặt một khúc đuôi dài khoảng 10cm, trên đó có rất nhiều lông. Sau khi gây án, cả hai mang khúc đuôi voi về TP Buôn Ma Thuột bán với giá 20 triệu rồi chia nhau tiêu xài.

Voi Back Khăm bị giết ở Lâm Đồng.

Tiếp đó, ngày 8/7/2010, Huy lại rủ thêm Lê Viết Dũng, 35 tuổi, trú tại xã Bình Hòa, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu và Y Bia H'Wing, 21 tuổi, trú buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn về huyện Lắk nhổ trộm lông đuôi voi về bán. Khi phát hiện con voi nhà của ông Y Per Êung ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn được đưa đi ăn nên cả bọn theo dõi phục đến địa điểm cột voi nhổ trộm được hơn 200 sợi lông đuôi mang về TP Buôn Ma Thuột bán được 6 triệu đồng chia nhau tiêu xài. Tòa đã tuyên phạt Đàm Văn Nội 18 tháng tù, Y Bia H'Wing 15 tháng tù, Lê Viết Dũng và Phạm Văn Huy mỗi bị cáo 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản, đồng thời các bị cáo phải liên đới bồi thường ông Đặng Văn Long số tiền 35 triệu đồng, Y Per Êung số tiền 7 triệu đồng. 

Trước sự quý hiếm của lông đuôi voi và ngà voi nên bọn "đạo chích" không ngần ngại giết voi, nhổ trộm lông đuôi và khi cần chặt cả khúc đuôi để bán. Theo các quản tượng, bọn "đạo chích" thường canh lúc họ cột voi vào rừng hoặc khi nghỉ ngơi thì nhổ trộm lông và có khi còn chặt cả đuôi. Luật tục của người dân địa phương nếu phát hiện kẻ trộm phải phạt trâu, bò và tiền rất nặng. Sợi lông đuôi voi bị nhổ phải đốt để tạ lỗi "thần voi", nhưng thực tế thật khó phát hiện kẻ trộm. Trước đây, chính con voi Na Khun của ông Lê Văn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thường dùng để chở khách du lịch ở Hồ Lăk cũng bị kẻ gian chặt mất một đoạn đuôi dài hơn 40cm...

Có thể nói, vì tiền mà voi ở Tây Nguyên liên tục bị chết, bị giết, nhưng nhiều vụ án về voi từ trước đến giờ phần lớn vẫn chưa được khám phá. Đàn voi nhà của Đắk Lắk đã giảm từ 502 con năm 1980 xuống còn 166 con năm 1998 và hiện chỉ còn lại hơn 50 con. Riêng voi rừng thì di chuyển trong vùng rừng giáp ranh giữa Đắk Lắk với Gia Lai không còn đáng kể.  

 

                                                                       Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục