"Bố mẹ ơi cứu con" - tiếng kêu khẩn khoản của đứa con trai trong điện thoại khiến vợ chồng anh Vượng, chị Đường hoảng hốt. Họ sốt sắng, lo lắmg tìm cách cứu con bằng cách chạy vạy tiền bạc để chuộc con về khi nó bị đe dọa chặt chân, chặt tay... Thế nhưng, đó chỉ là một màn kịch, một thủ đoạn để lấy tiền của bố mẹ mang trả nợ.
Nỗi đau bố mẹ bị con tống tiền Chúng tôi tìm đến ngôi nhà của vợ chồng anh Vượng, chị Đường ở thôn Đồng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội sau ngày cậu con trai họ bị bắt tạm giam. Thông thường giờ này đứa con trai thứ hai của họ - Nguyễn Văn Kiên (24 tuổi) đang quét sân, rửa ấm chén. Chị Đường bảo: "Đó là thói quen của nó. Lúc nào ở nhà nó cũng quét dọn sạch như li như lau. Vợ chồng tôi thấy cháu yếu ớt, ngoan hiền nên thương lắm. Nào ngờ…" - câu nói của chị chợt chùng lại, đứt quãng. Đôi mắt hõm sâu của người mẹ bỗng đong đầy nước mắt. Chuyện bắt đầu xảy ra từ ngày 9/7, 17h30' Kiên xin mẹ tiền đi cắt tóc, mang cả xe máy đi theo. Suốt đêm đó không thấy Kiên về, bố mẹ cậu thấp thỏm ngủ không yên. 10h sáng hôm sau, một thanh niên tự xưng là Dũng đi taxi đến nhà thông báo cho vợ chồng anh Vượng rằng Kiên nợ anh ta 140 triệu đồng. Anh ta còn rút trong túi ra tờ giấy vay nợ có vân tay của Kiên để làm bằng chứng. Khi chưa được đáp ứng, chiều hôm đó Dũng quay lại cùng hai thanh niên khác tiếp tục đề nghị bố mẹ Kiên đưa tiền. Để im chuyện, anh Vượng đồng ý đưa trước cho nhóm thanh niên này 20 triệu đồng, thống nhất địa điểm giao tiền tại khu vực Cầu Lớn, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Nhưng tối hôm đó, các đối tượng không đến lấy tiền mà gọi điện thoại yêu cầu số tiền 60 triệu đồng, nếu không sẽ "chặt chân, chặt tay Kiên trả về". Ngày 10-7, nhóm đối tượng trên đến nhà, gọi điện cho anh chị nghe tiếng kêu gấp gáp của con: "Bố mẹ ơi cứu con với. Trả tiền cho con về". Các đối tượng liên tục đổi ý, lần này lại đưa ra mức tiền nợ 200 triệu đồng. Chúng nói, Kiên đã trả được 40 triệu đồng, gia đình phải trả nốt số tiền còn lại, đưa trước 60 triệu đồng. Lo sợ tính mạng con bị đe dọa, vợ chồng anh Vượng báo Công an nội dung sự việc. Khi triển khai lực lượng phá án, các cán bộ Đội Cảnh sát điều tra TP về TTXH và Đồn Cảnh sát Nam Hồng, Công an xã Nguyên Khê đã phải vất vả phối hợp triển khai biện pháp nghiệp vụ. Suốt cả ngày 11/7, chúng hẹn vợ chồng anh Vượng phải đưa tiền ở trước cửa siêu thị Mê Linh Plaza (huyện Mê Linh), đầu cầu Thăng Long phía Bắc, đầu cầu Thăng Long phía Nam (trước cổng Khu đô thị Ciputra - huyện Từ Liêm) rồi về khu vực Cầu Lớn xã Nam Hồng (huyện Đông Anh). Khi một đối tượng xuất hiện tại khu vực Cầu Lớn thì lực lượng Công an ập tới khống chế. Xác định Kiên đang ở cùng một số đối tượng khác trong một nhà nghỉ gần đó, lực lượng Công an nhanh chóng triển khai kế hoạch khống chế đối tượng và giải cứu con tin. Nhưng, khi ập vào phòng, các chiến sỹ Công an không thấy cảnh khống chế con tin mà chỉ thấy con tin nằm thảnh thơi trên giường.
Nguyễn Văn Kiên (giữa) cùng các đối tượng tham gia cưỡng đoạt tiền.
Tại trụ sở Công an huyện Đông Anh, bản chất của vụ việc đã được làm rõ: Nguyễn Văn Kiên do nợ tiền cờ bạc, lô đề nên đã bày mưu cùng đồng bọn cưỡng đoạt tiền của bố mẹ. Kiên mang chiếc xe máy lên Sóc Sơn cắm lấy 11 triệu đồng.
Ngày 15/7, Công an huyện Đông Anh đã ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự Kiên cùng 4 đối tượng là Lê Văn Hà, 24 tuổi ở xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh; Phạm Đình Duẩn, 21 tuổi ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Đỗ Tiến Dũng, 28 tuổi ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ngày 21/7, cơ quan CSĐT Công an Đông Anh ra lệnh tạm giam các đối tượng trên về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Báo động phong trào vay nặng lãi chơi cờ bạc trong giới trẻ
Ngày 2/8, trao đổi với chúng tôi, đồng chí Tô Văn Hội, Phó trưởng Công an xã Nguyên Khê cho biết, bố mẹ của Kiên rất bất ngờ trước hành vi của con và có nguyện vọng nhờ pháp luật giải quyết, giúp Kiên cải tạo thành người có ích. Khi tới thăm nhà Kiên, chúng tôi được biết, bố mẹ Kiên làm nghề nông vừa bán đất xây ngôi nhà cao tầng đẹp đẽ giữa khu vườn hơn 1.000m2.
Chị Đường tâm sự: "Vợ chồng tôi sử dụng toàn bộ tiền bán đất để xây nhà, trả nợ nên khi bọn trẻ đòi 60 triệu, chúng tôi lại phải chạy vạy". Trong con mắt cha mẹ, đứa con luôn bé bỏng, dại dột và đáng thương. Nhưng, đứa con tuột ra khỏi vòng tay họ, làm những việc gì thì họ không thể biết được. Đó là tình trạng đáng báo động hiện nay ở những vùng quê đang đô thị hóa.
Đường dây nóng Báo CAND đã nhận được rất nhiều phản ánh của phụ huynh ở vùng nông thôn về thực trạng thanh niên vay nặng lãi để chơi lô đề, cờ bạc, hư hỏng từ việc gia đình có tiền bán đất. Một số phụ huynh ở thôn Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du phản ánh, ở địa phương hiện có nhiều gia đình bất ngờ khi xuất hiện người lạ mặt mang giấy ký nợ của con đến đòi tiền. Khi hỏi những đứa con thì họ mới biết chúng được một vài đối tượng chuyên cho vay nặng lãi để chơi cờ bạc. Khi con họ không có khả năng trả nợ thì đối tượng cho vay mới mang giấy ký nợ đến nhà đòi tiền. Hầu hết các gia đình đều không dám báo Công an vì sợ đối tượng cho vay nặng lãi trả thù. Ở nhiều xã của huyện Đông Anh, Hà Nội, hiện tượng trên cũng xuất hiện ngày càng nhiều, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Trung tá Trần Hải Quân, Phó trưởng Công an huyện Đông Anh tâm sự: "Phải làm những vụ án này chúng tôi thấy rất buồn. Tình trạng con cái xiết nợ bố mẹ, vay lãi để chơi bời rồi bắt bố mẹ gánh chịu… báo động sự xuống cấp của đạo đức gia đình".
Thực trạng thanh niên trẻ chơi bời sau bán đất, vay nặng lãi để chơi lô đề, cờ bạc ở nhiều vùng quê đang trở thành vấn nạn, là mối nguy cơ gây mất an ninh thôn xóm và làm lung lay giá trị bền vững của gia đình. Để giải quyết tình trạng này, vai trò trước hết thuộc về gia đình, từ cách giáo dục con cho tới trách nhiệm trình báo cơ quan chức năng kịp thời khi xảy ra vụ việc, vừa để bảo vệ quyền lợi cho gia đình, vừa bảo vệ trật tự trị an cho xã hội
Theo Báo CAND
(HBĐT) Cử tri huyện Tân Lạc: Đề nghị tỉnh đầu tư, nâng cấp đoạn đường từ xóm Lồ (Phong Phú) đi suối Mảng (đường 12 C) từ xã Quy Mỹ đi Do Nhân - Lỗ Sơn - Gia Mô, hiện nay, đường đã xuống cấp không đảm bảo ATGT.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Mung, xóm Mến, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tố cáo những sai phạm của ông Bùi Quang Huy, cán bộ địa chính xã với những nội dung: ông Huy lập hồ sơ đất giả để chèn ép công dân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao cho các hộ đổ đất lấn cầu Gò Chè, bán đất làng văn hóa, cướp đất nghĩa trang làng Mến; thiếu trách nhiệm trong vẽ bản đồ để lập hồ sơ cấp quyền sử dụng đất; kê khai cho em gái lĩnh khống 124 triệu đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng khu vực cầu Trò; đào ao chiếm mỏ nước của dân, nhận nhiều khoản tiền ngoài quy định của dân, 16 năm không cấp sổ đỏ cho hộ bà Mung...
Sáng 4.8, chủ tiệm vàng Ngọc Long (số nhà 24, đường Bà Triệu, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, Đắc Nông) đến cơ quan công an trình báo việc mất trộm 10kg vàng và 18,5 tỉ đồng.
Bị truy nã theo Lệnh truy nã số 2011-1443 ngày 7/3/2011 của Cảnh sát Hàn Quốc về tội Làm giả tài liệu, Kim Young Bin (tên gọi khác là Kim Yong Bin) trốn sang Việt Nam và bị Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Văn phòng Interpol Việt Nam và Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát hiện, bắt giữ.
Ngày 4/8, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ma Đ’Rắk (Đắk Lắk) cho biết, qua đơn tố cáo của đồng bào các dân tộc tại địa phương, đơn vị đã tiến hành kiểm tra hồ sơ của hai trường hợp Nguyễn Như Ý và Trần Thanh Minh, cư trú tại thôn 4, xã Krông Jing, huyện Ma Đ’Rắk.
Trong chuyến công tác tại tỉnh Phú Thọ, tôi có dịp tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Xuân Thiệu, Công an viên xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng, người đã có 18 năm làm Công an viên xã Tiêu Sơn. Trong quá trình công tác, đồng chí Thiệu đã lập nhiều thành tích trong công tác đấu tranh chống tội phạm ở cơ sở.