(HBĐT) - Cử tri huyện Mai Châu hỏi: Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo thuộc vùng 135 thường phát chậm vì lý do chủ yếu là sai sót trong quá trình kê khai và làm thẻ. Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra và quy trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người dân thuộc vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn là: Hàng năm, căn cứ vào danh sách đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách cấp thẻ BHYT của từng huyện, thành phố do các huyện thống kê, lập và đề nghị, Sở LĐ-TB&XH gửi danh sách đến BHXH tỉnh để tiến hành in thẻ. Sau đó chuyển về Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố để cấp cho các xã, phường, thị trấn.
Qua kiểm tra cho thấy, nguyên nhân của việc cấp thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn của tỉnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua còn có nơi, có lúc chậm theo như ý kiến, kiến nghị của cử tri là do việc rà soát, thống kê, lập danh sách đối tượng được hưởng từ các huyện, thành phố gửi về Sở LĐ-TB&XH để tổng hợp còn chậm. Mặt khác, trong quá trình lập danh sách và in thẻ BHYT, nhiều xã, phường, thị trấn và bộ phận in thẻ của BHXH tỉnh còn ghi sai, in sai các thông tin cơ bản của đối tượng như tên, tuổi, họ, tên đệm, địa chỉ nơi thường trú… Vì vậy, dẫn đến việc sau khi được cấp thẻ, đối tượng phát hiện lỗi in sai và phải thực hiện lại quy trình xác minh từ cấp xã trở lên mới cấp đổi lại thẻ. Một số địa phương sau khi nhận thẻ BHYT về đã không cấp phát ngay cho đối tượng nên đối tượng không có thẻ BHYT kịp thời khi đi khám, chữa bệnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố thực hiện đúng quy trình, thủ tục để khắc phục tình trạng trên.
(Còn nữa)
Phòng bạn đọc
Bộ Tài chính vừa ra Thông tư số 113/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Theo đó, các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ một triệu đồng/lần trở lên thì áp dụng mức khấu trừ 10% đối với cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế.
Thời gian gần đây, sau khi vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương (Bidgasco) được đình chỉ điều tra và đặc biệt là đầu tháng 7 năm nay, khi Cục Điều tra hình sự của Viện KSND tối cao tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 cựu sĩ quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã dấy lên dư luận liên quan đến tướng Công an Nguyễn Việt Thành.
Tối 8/8, người dân trong hẻm 413 Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3, TP HCM) bàng hoàng khi chứng kiến một phụ nữ gục ngã trước thẩm mỹ viện Quyên Spa với nhiều nhát dao bị đâm.
Ngày 8/8, Đồn Biên phòng 585, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết đối tượng cuối cùng trong số 6 bị can liên quan đến vụ bắt cóc kiểm lâm tống tiền xảy ra tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình là Trần Xuân Phúc đã ra đầu thú.
Ngày 8-8, ông Phan Văn Thoại - giám đốc Công ty Long Hải Long, người đại diện cho 122 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ tại Philippines - đã gửi văn bản đề nghị Đoàn luật sư TP.HCM hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các ngư dân đang bị giam giữ.
(HBĐT) - Tâm lý chung của tội phạm truy nã, sau khi gây án thường tìm mọi cách lẩn trốn ở những địa bàn vùng sâu, xa, thậm trí trốn sang cả nước ngoài. Trong quá trình lẩn trốn, bọn chúng thường ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, thay đổi đặc điểm nhận dạng… nhằm trốn tránh sự truy lùng của cơ quan công an. Do vậy, để truy bắt thành công đối tượng truy nã là vô cùng khó khăn, phức tạp.