Tường bảo vệ của Nhà máy nằm trong diện tích có giấy CNQSDĐ nhưng vẫn bị ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ.

Tường bảo vệ của Nhà máy nằm trong diện tích có giấy CNQSDĐ nhưng vẫn bị ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ.

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Đặng Văn Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Văn Hồng, phường Hữu Nghị (TPHB) kiến nghị về việc Thanh tra huyện Mai Châu trong quá trình giải quyết đơn - thư của công dân đã ban hành văn bản có nội dung vượt quá thẩm quyền, không đúng với hồ sơ pháp lý của Công ty đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định và một số vấn đề phát sinh sau khi Nhà máy thủy điện Vạn Mai đi vào hoạt động đã được Công ty giải quyết.

 

Phóng viên Báo Hòa Bình đã làm việc với Văn phòng UBND huyện Mai Châu, Chủ tịch UBND xã Vạn Mai và thu thập tư liệu liên quan đến những nội dung ông Hồng kiến nghị, kết quả cụ thể như sau:  

Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi thủy điện Vạn Mai của Công ty TNHH Văn Hồng được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1006 ngày 14/6/2005, ngày 21/6/2006, Công ty TNHH Văn Hồng được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 34/CN - UBND và giấy CNQSDĐ số  AK 834042 với diện tích đất 65.482,9 m2 để xây dựng Nhà máy thủy điện Vạn Mai. Năm 2008, Nhà máy  đi vào hoạt động với công suất 0,6MW đã hòa vào lưới điện Quốc gia trên địa bàn huyện Mai Châu, góp phần cung cấp điện năng phục vụ phát triển KT-XH, sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn. Từ năm 2008 đến nay, hoạt động của Nhà máy đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 20 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2,7 - 3 triệu đồng /người/tháng. Hàng năm nộp ngân sách Nhà nước từ 140-160 triệu đồng.

Đến năm 2010, UBND huyện Mai Châu nhận được đơn của ông Hà Văn Ngậm, Trưởng xóm Lọng, xã Vạn Mai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Nhà máy thủy điện Vạn Mai như: việc cơi nới mặt đập cao hơn so với thiết kế, xây tường rào bảo vệ chắn lối đi của dân và giao Thanh tra huyện giải quyết. Ngay sau đó, thực hiện Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 25/1/2010 của Chủ tịch UBND huyện Mai Châu về việc tháo dỡ phần cơi nới mặt đập và để tránh khiếu kiện, phần xây dựng tường be mặt đập đã được Công ty TNHH Văn Hồng tự tháo dỡ trả lại nguyên trạng ban đầu. Nhưng đến ngày 24/3/2011, không hiểu lý do gì mà ông Lò Văn Ninh, Chánh Thanh tra huyện Mai Châu lại tiếp tục ký ban hành Công văn số 21/CV-TTr yêu cầu chấp hành Quyết định; kết luận sau thanh tra (lần thứ 2). Theo đó yêu cầu Công ty TNHH Văn Hồng chấp hành triệt để Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 25/1/2010 của UBND huyện Mai Châu về việc  tháo dỡ phần cơi nới thêm 60 cm mặt đập Nhà máy thủy điện Vạn Mai. Đặc biệt, tại công văn số 21/CV-TTr do ông Ninh ký còn viết: “Nếu ông Hồng (Công ty Văn Hồng) không chấp hành thì UBND huyện sẽ thông báo đến các địa phương và các cơ quan quản lý dự án trên toàn tỉnh Hòa Bình biết sẽ không cho tham gia dự thầu với các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Chính công văn này đã khiến cho cộng đồng doanh nghiệp ở Mai Châu hết sức bất bình bởi Thanh tra huyện Mai Châu không chỉ quan liêu mà còn ra văn bản có nội dung vượt quá chức năng, thẩm quyền.

Sau công văn số 21/CV-TTr, xét đề nghị của Chánh Thanh tra huyện, ngày 12/8/2011, UBND huyện Mai Châu ban hành Quyết định số 800/QĐ-UBND “Về việc cưỡng chế thi hành Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 25/1/2010 của UBND huyện Mai Châu yêu cầu Công ty TNHH Văn Hồng phá dỡ toàn bộ phần mặt đập thủy điện Vạn Mai do Công ty xây cơi nới cao hơn so với thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Làm trả lại đường dân sinh để nhân dân có đường đi sản xuất xuất do Công ty xây tường bao bảo vệ nhà máy chặn mất đường đi cũ của nhân dân”. Nhận được văn bản này, doanh nghiệp càng thêm bức xúc vì phần cơi nới Công ty đã tự tháo dỡ từ năm 2010. Tường bao bảo vệ Nhà máy, Công ty xây dựng trong diện tích đất được UBND tỉnh cấp theo giấy CNQSDĐ và không hề ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân vì đường đi nằm bên ngoài tường bảo vệ và đã được Công ty cơi nới rộng thêm để việc đi lại thuận tiện hơn. Sau khi Công ty TNHH Văn Hồng có đơn - thư khiếu nại, kêu cứu, ngày 23/8/2011, UBND huyện Mai Châu đã tiến hành kiểm tra, xem xét và ra Quyết định số 858/QĐ-UBND “Về việc đình chỉ thực hiện Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 12/8/2011 của UBND huyện Mai Châu với lý do: Công ty TNHH Văn Hồng đã tự giác tháo dỡ phần cơi nới thêm của đập thủy điện Vạn Mai và xây, sửa lối đi cho nhân dân tại góc tường bao phía đông bắc nhà máy, hỗ trợ nhân dân xóm Lọng 5 triệu đồng để đóng bè mảng qua suối”.

Việc thanh tra, kiểm tra để xem xét, uốn nắn, giải quyết, xử lý những sai phạm, tồn tại phát sinh ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống đối với các đơn vị, doanh nghiệp là việc làm cần thiết. Nhưng từ thực tế giải quyết đơn -thư trên cho thấy, trong  quá trình thực thi công vụ, Thanh tra huyện Mai Châu đã quyết định một số vấn đề vượt quá thẩm quyền, tham mưu, đề xuất giải quyết vụ việc không đúng thực tế, không phù hợp với hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Từ đó đã tạo dư luận xấu, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Quá trình thực thi công vụ và tham mưu trong trường hợp cụ thể này của Thanh tra huyện Mai Châu rất cần được xem xét và chấn chỉnh nghiêm túc.

 

                                                                              Đức Phượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Di ảnh Thượng sỹ Lương Khánh Việt.
Không có hình ảnh
Đối tượng Sơn.

"Hàng kích” - lợi bất cập hại

Những lời quảng cáo "bốc trời" về một loại mặt hàng nhạy cảm - "hàng kích" (cái tên thường áp cho các dụng cụ kích dục, sex toy…) đang được nhiều "đầu nậu" chào hàng trên thị trường thời gian gần đây. Nhiều dân chơi bị mờ mắt trước những lời quảng cáo hấp dẫn mà không lường được hết những hậu quả khôn lường khi sử dụng những sản phẩm này.

Cảnh báo tội phạm trộm xe gắn máy gia tăng

(HBĐT) - Trong tuần đầu tháng 9 này, bất chấp sự đồng loạt ra quân tấn công của các lực lượng chức năng, bọn tội phạm ráo riết hoạt động liều lĩnh hơn. Trong tuần xảy ra 22 vụ, tăng 10 vụ so với tuần trước, trong đó có 11 vụ trộm tài sản và có đến 9 vụ trộm cắp xe máy, các nơi sẩy ra là: TP Hòa Bình 5 vụ, Yên Thủy 3 vụ , Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Mai Châu mỗi nơi 1 vụ, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 285 triệu đồng.

Vì sao nhiều nhà băng bị “rút ruột”?

Phần lớn các vụ tham ô tài sản trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở... Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng.

Người thiếu niên xưa cùng mẹ Suốt chèo đò: Không chờ được tôn vinh

Dòng sông Nhật Lệ gắn liền với những chuyến đò ngang của mẹ Suốt anh hùng đã tạc vào thơ ca như một biểu tượng về lòng yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam. Trên dòng sông ấy, năm xưa có một người thiếu niên dũng cảm đã đồng hành với mẹ Suốt và chiếc đò ngang huyền thoại cùng đội mưa bom bão đạn, rẽ sóng nước đưa bộ đội sang sông…

Học tiếng Mường để phục vụ dân

Đều đặn mỗi tuần hai buổi, vào những ngày nghỉ cuối tuần, lớp học tiếng Mường của Công an huyện Tân Sơn (Phú Thọ) thu hút đông đảo các học viên, đều là cán bộ dưới xuôi lên vùng cao công tác.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Đà Bắc và Yên Thủy

(HBĐT) - Cử tri huyện Đà Bắc: Đề nghị tỉnh sớm xem xét, quyết định thành lập xóm mới ở 2 khu tái định cư Ca Lông, xã Đồng Chum và Bưa Rồng, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục