CSGT huyện Lương Sơn hướng dẫn học sinh Trường tiểu học xã Tân Thành tham gia giao thông.
(HBĐT) - Với lực lượng mỏng, 188 cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm đảm bảo TTATGT gần 5.000km đường nội tỉnh, một khối lượng công việc khá nặng nề. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông. Vì vậy cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT, từ đó tạo sự chuyển biến nhận thức của của mỗi người dân về việc giữ gìn TTATGT. Đó là những trăn trở của thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an tỉnh.
Văn hóa giao thông còn nhiều điểm đáng bàn
Giờ tan trường, học sinh các trường từ THCS, THPT đi xe đạp xếp hàng 3, hàng 4 choán hết cả lòng đường, cảnh tượng này ngày nào cũng gặp. Vào buổi chiều tối, các nam thanh, nữ tú diện những bộ trang phục mát mẻ, đầu trần, zin 3, zin 4 lạng lách, đánh võng trên đường phố vẫn hết sức phổ biến. Cảnh họp chợ lấn đường diễn ra thường xuyên không chỉ ở khu vực nông thôn mà có ở nhiều điểm trên địa bàn thành phố, nơi đã được quy hoạch xây dựng chợ một cách quy củ, nề nếp... Điều đáng nói hơn cả là tình trạng người vi phạm TTATGT có hành vi chống lại người thi hành công vụ ngày càng tăng. Anh Nguyễn Văn Hải, Đội trưởng Đội tuần tra tuyến đường 12, 21 và đường Hồ Chí Minh bộc bạch nỗi niềm: vì lực lượng mỏng, phương tiện không đảm bảo nên việc kiểm soát TTATGT với chúng tôi luôn hết sức khó khăn. Có nhiều người khi biết mình vi phạm TTATGT không những không hợp tác mà còn có hành động chống lại người thi hành công vụ. Một minh chứng rõ nét nhất là khi người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia , nồng độ cồn trong cơ thể cao thường không kiểm soát được hành động của chính mình dẫn đến phóng nhanh, vượt ẩu. Khi bị lực lượng CSGT chặn giữ để làm thủ tục kiểm tra thì có những hành động khiếm nhã lăng mạ người thi hành công vụ. Có đối tượng khi tháo chạy còn đập vỏ chai thủy tinh rải ra đường để ngăn chăn sự rượt đuổi của CSGT...
Theo thống kê của Phòng CSGT- Công an tỉnh, lỗi vi phạm chủ yếu của người tham gia giao thông là: vi phạm tốc độ, lấn chiếm phần đường (30%); không đội MBH (22%); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu và vi phạm giao thông tĩnh (18%); vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện (15%); đi vào đường ngược chiều (7%) ... Đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên với tỷ lệ chiếm khoảng 65% số vụ vi phạm. Có nhiều trường hợp cố tình vi phạm và đây là đối tượng gây TNGT nhiều nhất mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chủ quan.
Cần đẩy mạnh công tác TTPBGDPL về ATGT
Để nêu cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chấp hành và tham gia các hoạt động đảm bảo TTATGT cần đẩy mạnh các biện pháp TTPBGDPL về ATGT. Thực hiện mục tiêu này, 7 tháng năm 2011, Phòng CSGT- Công an tỉnh đã xây dựng 25 biển báo thông báo hành vi, vi phạm và mức phạt tiền, đặt tại các ngã ba, ngã tư và các tuyến đường chính tại TPHB. Hoàn thành 30 bản ảnh tuyên truyền cấp cho công an các huyện, thành phố tuyên truyền tại các nơi công cộng. Phối hợp với Đài PT-TH tỉnh duy trì phát sóng bản tin ATGT và chuyên mục cảnh báo TNGT. Đồng thời, xây dựng được 6 phóng sự tuyên truyền về công tác tổ chức giao thông và các hoạt động bảo đảm TTATGT của lực lượng CSGT. Cung cấp 1.245 tin, bài tuyên truyền về Nghị định 34 /CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho các cơ quan thông tin đại chúng. Một mặt, cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền về ATGT cho học sinh, sinh viên và nhân dân.
Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản 18.669 trường hợp, phạt tiền 17.764 trường hợp với số tiền 4,1 tỷ đồng; tạm giữ 1.987 mô tô, 37 ô tô, tước 276 giấy phép lái xe. Đồng thời, gửi 365 thông báo vi phạm Luật giao thông đường bộ về nơi cư trú, công tác, học tập của người vi phạm để tạo sự răn đe góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông.
Trong các diễn đàn bàn về công tác đảm bảo TTATGT kiềm chế TNGT của tỉnh, các thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh đã có chung một nhận định: các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, trong khi hạ tầng giao thông thấp kém, lực lượng CSGT quá mỏng, phương tiện lại chưa đáp ứng gây hạn chế cho việc đảm bảo TTATGT. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Bởi vậy cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng, các ban, ngành, đoàn thể đẩy manh các biện pháp TTPBGDPL về ATGT để mọi người tự giác chấp hành và tham gia các hoạt động tạo thành phong trào toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT, góp phần kiềm chế TNGT trên địa bàn.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Trong 2 ngày 16 - 17/9/2011, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ năm 2011. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ diễn tập tỉnh; Đại tá Nguyễn Đình Tiết, Phó tham mưu trưởng Quân khu 3; Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BCĐ diễn tập tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn và TPHB.
(HBĐT) - Anh Nguyễn Văn Công, Trưởng công an xã Trung Minh (TPHB) cho biết: Đến nay, công tác đấu tranh phòng - chống tội phạm ở Trung Minh vẫn hết sức gian nan. Bởi vậy, từ nhiều năm nay, lực lượng an ninh luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền xã trong giữ gìn ANTT. Lực lượng công an xã đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền đề ra những chủ trương, kế hoạch và triển khai các mặt công tác nhằm giữ gìn ANTT. Đồng thời, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác đấu tranh phòng - chống tội phạm trong các hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ công tác ANTT hàng năm, xã phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” trong nhân dân, kiện toàn tổ an ninh, tổ hòa giải, CLB phòng, chống tội phạm...
Sau khi Đội Cảnh sát trật tự (Phòng CSQL về TTXH, Công an tỉnh Lạng Sơn), tạm giữ xe mô tô biển kiểm soát 60H2-5601, ông Trần Bá Mạnh, trú tại Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình liên tiếp có đơn khiếu nại về việc ông để 15 triệu đồng trong cốp xe đã “không cánh mà bay”.
Ngày 16-9, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ “rút ruột” BHYT xảy ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hội đồng xét xử quyết định tăng mức hình phạt đối với bị cáo chủ mưu Lưu Tố Lan (SN 1968, nguyên bác sĩ chuyên khoa 1 Bệnh viện Chợ Rẫy) từ 15 năm lên 16 năm tù giam về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Chiều 15.9, cán bộ xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn trình báo với Công an huyện này về việc có người xưng là nhà báo ép phải chi tiền, để bỏ qua chuyện sai sót liên quan đến chế độ chính sách của xã.
(HBĐT) - Đó là thực trạng của 68 CB-CNV Công ty CP Bột và giấy Hòa Bình, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã kéo dài hơn 2 năm qua (từ tháng 3/2009 đến nay). Trong đó có những người đã gắn bó với công việc ở đây từ khi doanh nghiệp này là Nhà máy Giấy Hòa Bình. Người có thâm niên làm việc lâu nhất là 25 năm cùng 15 người có thời gian làm việc từ 21-22,5 năm, 20 người có thời gian từ 12 - 20,5 năm và 33 người có thời gian từ 1-7 năm.