LLVT tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(HBĐT) - Hòa Bình là địa bàn có vị trí chiến lược án ngữ phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng. Do vậy, trong thời kỳ chiến tranh luôn là mục tiêu tấn công của cả Pháp, Nhật và đế quốc Mỹ.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần yêu nước vẫn luôn được phát huy. Trong khó khăn, gian khổ, ý chí quật cường, truyền thống anh dũng lại càng được phát huy mạnh mẽ, đấu tranh giành lại quyền sống, quyền tự do như nghĩa quân sông Đà do Đốc Ngữ lãnh đạo (1886 - 1892). Tuy cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, thất bại nhưng đã thể hiện được tinh thần quật khởi, quật cường của nhân dân các dân tộc tỉnh ta không chịu làm nô lệ, không chịu áp bức bóc lột, kiên quyết đứng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do.
Càng trong khó khăn, tinh thần ấy lại càng được phát huy cao độ. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Dân quân du kích Yên Lương - Phú Lẫm (Lạc Sơn) khi xưa tiêu diệt 250 tên lính lê dương bằng rượu cần trộn lá ngón đã làm giặc Pháp và bè lũ tay sai kinh hồn, bạt vía. Nói về chiến công đó, Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: “Nếu biết vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tế chiến đấu thì thứ gì cũng có thể trở thành vũ khí đánh giặc. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt những vũ khí có trong tay như gươm giáo, tên nỏ, súng ống..., quân và dân tỉnh ta đã lập nhiều chiến công vang dội. Ngoài trận đánh trên, trong 2 năm (1947 - 1948), đội du kích Cộng Hòa (Lạc Sơn) đã trực tiếp chiến đấu và phối hợp với bộ đội chủ lực tổ chức đánh 520 trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Không dừng lại ở đó, trong chiến dịch Lê Lợi (thu - đông) năm 1949, quân và dân tỉnh ta đã phối hợp với bộ đội chủ lực tiến công đồng loạt trên nhiều mặt trận từ đường 6 đến đường 12, đường thủy trên sông Đà. Trước sức tiến công của ta buộc địch phải rút chạy. Trong chiến dịch đó, ta đã tiêu diệt 10 đồn giặc, bức rút 13 đồn, diệt 867 tên địch, phá hủy 37 xe vận tải, giải phóng một khu vực, phá vỡ tuyến phòng thủ hành lang đông - tây của địch. Thất bại đó đã buộc quân Pháp lần lượt rút khỏi các vị trí chiếm đóng, đến ngày 8/11/1950, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất. Dù thất bại nặng nề nhưng chưa từ bỏ âm mưu đánh chiếm Hòa Bình, địch đã tập trung lực lượng đánh chiếm Hòa Bình lần thứ hai. Quyết không để cho thực dân Pháp thực hiện dã tâm xây dựng “xứ Mường tự trị”, ta đã quyết định mở chiến dịch Hòa Bình (1951-1952). Trong chiến dịch này, quân và dân tỉnh ta đã phối hợp với bộ đội chủ lực phục kích bắn cháy, bắn chìm nhiều tàu chiến của địch trên sông Đà và trên tuyến quốc lộ 6. Trong hơn 100 ngày đêm diễn ra chiến dịch, các đơn vị LLVT tỉnh đã hiệp đồng với bộ đội chủ lực chiến đấu hàng chục trận, tiêu diệt hơn 6.000 tên địch, thu trên 800 khẩu súng, phá hủy 156 xe các loại, bắn chìm 17 tàu chiến, ca nô, bắn rơi 9 máy bay... buộc địch phải tháo chạy khỏi Hòa Bình. Chiến thắng này đã đập tan “bức tường thép bên sông Đà” và âm mưu lập “xứ Mường tự trị” của thực dân Pháp.
Tiếp nối tinh thần quật khởi, truyền thống đấu tranh anh dũng, quân và dân ta đã có những bước trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ hậu phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hòa Bình là một trong những địa bàn trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Tính đến cuối năm 1965, Mỹ đã huy động 1.031 lượt máy bay ném bom bắn phá 65 vị trí trong tỉnh với hàng nghìn tấn bom đạn. Với ý chí quyết tâm cao độ, bằng vũ khí thô sơ, quân và dân tỉnh ta đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo chống trả hiệu quả các cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, lập nên những chiến công vang dội. Trong đó, trận đánh ngày 31/5/1965 của dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa (nay là xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn) dùng súng trường bộ binh bắn rơi máy bay F4H của Mỹ là một dấu son sáng chói, ghi chiến công đầu của lực lượng dân quân Quân khu 3 dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ. Tiếp đó, dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) cũng bắn rơi 1 máy bay phản lực bằng súng bộ binh. Đặc biệt, ngày 20/7/1966, bằng 2 loạt đạn súng trường, dân quân xã Thu Phong (Cao Phong) đã bắn rơi máy bay F105 của không quân Mỹ. Trong 12 ngày đêm, từ 18 - 29/12/1972, chia lửa với quân và dân thủ đô, quân và dân tỉnh ta đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bắt sống 5 giặc lái. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân tỉnh ta đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 49 máy bay, bắt sống, tiêu diệt hàng chục giặc lái. Chiến công đó đã góp phần to lớn vào chiến thắng chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua, quân và dân tỉnh ta đã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND, xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và BVTQ trong tình hình mới. Công tác xây dựng lực lượng được tổ chức theo hướng “Tinh gọn, rộng khắp”. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, thôn bản và trên 90% cơ quan, xí nghiệp trên dịa bàn tỉnh xây dựng được lực lượng DQTV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SSCĐ, giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn tỉnh.
Mạnh Hùng
Ngày 28.9, CA quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đã điều tra vụ cướp tài sản của lái xe taxi, bắt đối tượng gây án để xử lý.
Những ngày này trước cửa ngôi nhà số 5, đường Nguyễn Thái Học, quận Hà Đông, Hà Nội có rất đông người dân tụ tập nhằm mục đích đòi nợ và canh không cho “con nợ” bỏ trốn.
(HBĐT) - Đại tá Phạm Sử, Phó Giám CA tỉnh cho biết: “Để góp phần vào sự thành công trọn vẹn trong những ngày diễn ra lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh của tỉnh, Ban Giám đốc CA tỉnh đã xây dựng và triển khai quán triệt Kế hoạch bảo đảm ANTT đến toàn thể lãnh đạo, CBCS các phòng nghiệp vụ và CA các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, rà soát, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 2.032 phụ nữ bỏ đi làm ăn xa không rõ địa chỉ. Ngoài ra còn 375 đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lý ở 54 xã, phường, thị trấn. Đáng lưu ý là số đối tượng bán dâm ở độ tuổi từ 18 - 30 ngày càng tăng, phần lớn có trình độ văn hóa thấp. Do vậy, để giải quyết vấn đề mại dâm đang là một thách thức, cần có sự chung tay, góp sức của cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở.
Ngày 27/9, Tòa án Nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã thụ lý đơn của ông Đào Xuân Thành (sinh năm 1976, ngụ phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài) kiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Bình Phước về việc ông Thành trúng số độc đắc nhưng không được công ty này trả thưởng.
Khoảng 4 giờ sáng nay 27.9, tại thôn Thạch Lựu, xã An Thái xảy ra vụ án mạng khiến anh Đào Văn Cỏn, SN 1965 tử vong.