Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an cho rằng, thiệt hại trong các vụ vỡ nợ vừa qua rất lớn, nhưng cơ quan điều tra vẫn khó xử lý hình sự.
Thưa ông, các vụ việc người dân tự huy động tiền gửi lãi suất cao rồi vỡ nợ đang diễn ra khá “nóng”. Ngành công an cần làm gì trước thực tế này?
Theo thống kê chưa đầy đủ, vừa qua do nhu cầu kinh tế, nhu cầu phát triển nên việc sử dụng các vay mượn trong dân hay còn gọi là “tín dụng đen” diễn ra phổ biến.
9 tháng đầu năm đã có 60 vụ do vay mượn dẫn đến vỡ nợ. Thiệt hại trong hành vi vi phạm lâu nay ta vẫn gọi là “tín dụng đen” chúng tôi cho là rất lớn. Có vụ lên tới 500 tỷ đồng.
Bộ Công an đang cho tiến hành thống kê cũng như đưa ra những kiến nghị với chính phủ để đưa ra những giải pháp liên quan đến hành lang pháp lý, pháp luật.
Hiện nay, theo quy định của luật hình sự, chỉ có thể xử lý những trường hợp huy động vốn với lãi suất gấp 10 lần lãi suất trần của Ngân hàng nhà nước (14%), còn dưới mức này chỉ có những quy định xử lý hành chính.
Những vụ vỡ nợ lớn vừa qua cơ quan công an xử lý như thế nào?
Thực tế, những vụ chúng ta xử lý được là những vụ vận dụng vào điều về lừa đảo, chiếm dụng tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thực ra ban đầu nó là quan hệ dân sự, nhưng khi vỡ nợ rồi thì một số hành vi đã chuyển thành hình sự. Vì khi vỡ nợ rồi, họ lại tiếp tục đi vay để trang trải, trả nợ cho những khoản khác.
Lúc ấy, về ý thức họ đã biết mình không còn khả năng trả nợ nữa. Nếu làm rõ ý thức chủ quan, chúng ta có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm.
Còn những hợp đồng cho vay có tỷ lệ lãi suất dưới 140% lại được giải quyết bằng quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật. Điều này rất khó cho quá trình điều tra xử lý.
Chính vì thế, trong thời gian tới, ngành công an sẽ tập hợp tài liệu, kiến nghị với liên ngành trung ương. Liên ngành cũng đang nghiên cứu để xây dựng thông tư hướng dẫn điều tra xử lý những hành vi vi phạm trên. Điều này, sẽ giúp chúng ta kiểm soát chặt chẽ các vi phạm để chủ động phòng ngừa.
Nhưng việc xử lý liệu có bao gồm cả xử lý cả những người cho vay nặng lãi?
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải suy nghĩ cả về quản lý nhà nước và pháp lý.
Hiện có những người dân cho vay mất hàng trăm tỷ đồng, thiệt hại rất lớn. Theo quy định của pháp luật việc cho vay của họ không sai, bởi cho vay với lãi suất trên 140% mới vi phạm, dưới mức độ đó lại là thoả thuận dân sự. Nếu không cẩn thận chúng ta lại rơi vào việc hình sự hoá các quan hệ dân sự.
Do đó phải tuỳ từng vụ việc cụ thể để giải quyết chứ gói chung vào một gói thì rất khó.
Với những vụ vỡ nợ lớn ngành công an đã triệt phá thì khả năng thu hồi nợ của người cho vay như thế nào?
Thực ra mà nói hầu hết các vụ vỡ nợ, khối lượng tiền đã được đầu tư vào các thị trường. Khi cơ quan công an tiến hành điều tra tài sản, tiền thu lại được không nhiều lắm.
Những người cho vay thiệt hại về kinh tế chiếm một số lượng tương đối lớn.
Tâm lý người dân ngại trình báo, vì họ muốn “vớt vát” được gì đấy. Vậy ông có khuyến cáo gì với người dân?
Thực ra người dân không chỉ chịu tâm lý “vớt vát” mà trong quy định của pháp luật những vấn đề như thế phải được giải quyết bằng dân sự trước tiên. Vì thế, hầu hết người dân đều thực hiện theo hướng đấy.
Người dân cũng muốn trong quá trình giải quyết, chưa đưa ra pháp lý để bằng cách nào đó có thể thu hồi được một phần tài sản, còn nếu khi tố cáo hình sự, người vay nợ bị bắt giữ hình sự thì việc thu hồi tài sản là rất khó.
Tôi nghĩ, trong điều kiện kinh tế như hiện nay, người dân cho vay dân sự phải hết sức chú ý đến thực trạng huy động lãi suất quá cao để chủ động phòng ngừa. Cứ tin tưởng mà cho vay để vỡ nợ thì rất khó cho cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật.
Khi phát hiện dấu hiệu phạm tội, người dân phải chủ động báo cáo, tố cáo với các cơ quan, các cấp để có xử lý đúng và kịp thời.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Liên quan đến vụ việc đại úy Lê Quang Bình (SN 1975, công tác tại văn phòng Công an tỉnh Bình Dương) gây tai nạn vào tối 20-10 làm một người tử vong, rồi lái xe bỏ chạy, chiều 23-10, thượng tá Phạm Xuân Trường, quyền Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương cho biết, Ban lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đại úy Bình.
Thời gian gần đây, một số vụ việc không lớn, nhưng khi bộc phát luôn để lại hậu quả nghiêm trọng. Là một hiện xã hội cần xử lý nghiêm để góp phần lọai trừ những nguyên nhân dẫn đến những vụ án nghiêm trọng phát sinh từ mâu thuẫn nhỏ…
HBĐT) - Luật Công chứng ra đời đã cho phép thành lập các phòng công chứng và văn phòng công chứng. Cho đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 1 phòng công chứng là Phòng Công chứng số 1 (tại phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và 3 văn phòng công chứng là Văn phòng công chứng Tín Phát (phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình), Văn phòng công chứng Đại Nam (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và Văn phòng công chứng Hưng Thịnh (thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn).
Ngày 23/10, Cục Hải Quan Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn ngà voi được vận chuyển bằng thuyền qua biên giới Việt-Trung ở khu vực Móng Cái.
Băng nhóm tội phạm hành xử theo kiểu "xã hội đen do Linh "cọt" cầm đầu có mối quan hệ xã hội rộng, thậm chí với cả một số người trong hệ thống bảo vệ pháp luật, hoạt động tinh vi xảo quyệt.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch số 144/KH của Bộ Công an về thực hiện tháng an toàn giao thông năm 2011, Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng chức năng, Công an các huyện, thành phố tổ chức đồng loạt ra quân vào ngày 31/8/2011 nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.