Thiếu tướng Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL - CAND.

Thiếu tướng Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL - CAND.

Cách đây trên hai chục năm tôi được chuyển công tác từ Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây về Nhà xuất bản Công an nhân dân. Từ dân sự sang làm việc ở một đơn vị vũ trang trong công tác sáng tác xuất bản tôi có nhiều bỡ ngỡ. Nhưng cũng thật vui khi thủ trưởng trực tiếp của mình lúc ấy là Giám đốc Phan Văn Thẩm. Cấp trên của anh Thẩm là đồng chí Phạm Văn Dần, người thầy giáo cũ của tôi.

Anh Thẩm có bút danh là Văn Phan. Tôi  được về công tác ở Nhà xuất bản Công an nhân dân là nhờ ở sự giúp đỡ của nhà văn Văn Phan nhiều. Giữa hai chúng tôi có một mối thân tình bắt nguồn từ văn chương bởi hai người đều là học viên của Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ Khóa V do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào năm 1972.

Cũng nhờ cái duyên này để tôi có cái duyên may ngẫu nhiên nữa được gặp lại thầy Phạm Văn Dần. Sở dĩ tôi phải dài dòng kể lể như vậy bởi mọi chuyện, dù là ngẫu nhiên nhưng vẫn có cái nhân duyên riêng của nó. Ký ức chẳng bao giờ có thể già khi mình luôn luôn nhớ…

Thầy Dần của tôi nay tuy đã nghỉ hưu nhưng anh em trong cơ quan  vẫn nhớ mãi “sếp” Dần, bác Dần, anh Dần. Còn tôi luôn một lời trang trọng thầy Dần khi thưa gửi. Ông với cấp dưới gần gũi thân tình. Ngay cả lúc nghỉ công tác rồi ông vẫn chu đáo trong việc thăm hỏi.

Với tôi, lần đầu tiên, được gặp lại ông sau nhiều năm xa cách vào một buổi sáng. Hôm ấy là một cuộc gặp mặt hay cuộc họp gì đó của lãnh đạo Tổng cục với các cán bộ và chiến sĩ thuộc các cơ quan cấp dưới. Tôi được đi họp ở Tổng cục trong tư cách một biên tập viên của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Tại cuộc gặp mặt ấy tôi đã trông thấy ông. Giữa nhiều người đang trò chuyện với ông tôi mạnh dạn đến và cất lời:

- Em chào thầy!

Ông nhìn tôi, mắt mở to và cười hiền. Ánh mắt thầy giáo cũ của mình có vẻ như đang tìm lại, nhớ lại. Còn nụ cười của ông thì vẫn như xưa, đôn hậu và tình cảm. Tôi chủ động giơ hai tay nắm lấy tay thầy giáo, tự giới thiệu tên, chỗ công tác và kể lý lịch học trò để ông nghe:

- Em là học sinh của Trường cấp III Sơn Tây khóa... thầy dạy toán chúng em ở lớp 8C…

Ông à vui một tiếng. Chỉ cần chi tiết ấy thôi là thầy trò đã nhận ra nhau. Tất nhiên tên tôi lúc ấy ông có thể chưa nhớ, bởi một đời dạy học của một thầy giáo có biết bao học sinh đã ngồi trong lớp học làm sao mà ghi nhận tên tuổi cho xuể. Còn tôi nhớ ông là chuyện tất nhiên. Sau đó tôi kể chuyện cho một số bạn đồng môn cùng lứa rằng mình đã gặp thầy Dần thì ai cũng ngạc nhiên hỏi:

- Thế thầy Dần làm Công an à?

Tôi nghiêm trang trả lời:

- Chính xác. Thầy còn làm lãnh đạo ở một Tổng cục nữa. Tổng cục này có tên là Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thường gọi là Tổng cục III...

Phải dẫn giải như vậy bạn bè mới tin hẳn. Ai cũng nghĩ ông làm việc khác kia. Hồi dạy toán chúng tôi ông còn rất trẻ, dáng cao cao gầy gầy. Nhiều người nhớ cảnh ông đứng trên bục giảng, tay cầm phấn viết những con số thoăn thoắt trên chiếc bảng gỗ sơn đen. Nhớ nhất là tấm áo bông tàu ông mặc trên người vào mùa rét. Áo ông mặc đã hơi bạc màu và vương bụi phấn. Ai cũng bảo ông hiền và ít nói. Chắc vì quan niệm ấy mà họ không nghĩ ông sẽ công tác trong lực lượng Công an sau này.

Tôi kể lại chuyện gặp bạn bè cũ, học sinh Sơn Tây của những năm đầu sáu mươi thế kỷ hai mươi cho thầy Dần nghe, ông cười vui, không nói gì. Sau này được tiếp xúc với ông nhiều, chủ yếu là việc chung, cũng có việc riêng, tôi thường thấy ông là người kiệm lời, điều gì cần mới nói, nói nhẹ nhàng, từ tốn, cẩn trọng. Nhiều người nhận xét ông là người dịu tính trong ứng xử, mực thước trong lối sống. Có lúc nghe thầy nói chuyện ở thời hiện tại mà như được nghe ông giảng bài ở mái Trường cấp III Sơn Tây thuở cả tỉnh vùng xứ Đoài quê tôi mới có một trường trung học phổ thông.

Tôi được biết thầy giáo của mình là con trai của cụ giáo Phạm Văn Nghi. Cụ Nghi đi tham gia kháng chiến chống Pháp khi ông còn nhỏ. Năm ông ngoài mười tuổi được cử đi học ở Khu học xá Việt Nam có địa điểm ở bên Trung Quốc, sau đó về nước học Đại học Sư phạm. Ông dạy học ở quê tôi một số năm. Ông từng đi làm chuyên gia giáo dục ở châu Phi. Ngày ông về nước, Trường Công an Trung ương cần tuyển giáo viên dạy văn hóa, có lý lịch gia đình tốt. Ông đã được tổ chức chọn.

Lúc này thân phụ ông, cụ giáo Phạm Văn Nghi đang là Hiệu trưởng của Trường Công an Trung ương. Được biết cụ giữ ý không muốn cha làm hiệu trưởng con lại là giáo viên. Nhưng tổ chức đã quyết. Ông được chuyển về giảng dạy ở Trường Công an Trung ương. Ngôi trường còn có tên gọi là C500.

Khi tôi về công tác ở Nhà xuất bản Công an nhân dân, ông đã chuyển lên công tác ở Tổng cục III. Những ngày đầu khi Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an được thành lập, ông là lãnh đạo Tổng cục kiêm chức Tổng Biên tập và Phó Tổng biên tập trực tiếp điều hành công việc Tạp chí thời điểm đó là nhà văn Hữu Ước…

Tôi nhớ trước đó, có lần khi xuống họp ở Nhà xuất bản Công an nhân dân, ông có nói với tôi về việc có ý định chuyển tôi về làm biên tập ở Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an. Và sau đấy, được sự đồng ý của lãnh đạo Nhà xuất bản Công an nhân dân tôi được chuyển lên công tác ở Tạp chí, tiền thân của tờ Chuyên đề Văn nghệ Công an bây giờ.

Mặc dù bận nhiều công việc ở Tổng cục nhưng với trách nhiệm của một Tổng Biên tập, ông đã trực tiếp đọc bài vở của anh em biên tập chuyển lên. Tôi nhớ bên lề nhiều bản thảo chuyển lên Tổng Biên tập đọc duyệt có nét chữ chân phương, cẩn thận của ông ghi nhận xét. Vẫn nét chữ chân chất, lời lẽ nhã nhặn như ngày nào ông còn trên bục giảng. Rồi những lần Tổng Biên tập từ Tổng cục xuống họp trực tiếp với Tạp chí, từ dáng đi đến lời nói trong chỉ đạo, trong góp ý của ông luôn mang phong thái một thầy giáo.

Công việc văn hóa - văn nghệ của lực lượng Công an được phát triển như hiện nay và có được như hiện nay một Chi hội Nhà văn Công an với số lượng hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đông đảo là nhờ sự quan tâm thiết thực của các thế hệ lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng, các nhà văn Công an, đồng đội, các cơ quan, đoàn thể ngoài lực lượng… ở Trung ương và địa phương với những tập thể và cá nhân cụ thể trong đó có sự góp phần và ủng hộ nhiệt tình của Thiếu tướng Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và nhà văn Hữu Ước (nay là Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục III, Tổng Biên tập Báo CAND).

Đến bây giờ trong ký ức của nhiều cây bút trong lực lượng, nhất là các cây bút ngoài lực lượng, khi nhắc tới những kỷ niệm về ông qua các cuộc hội thảo văn hóa - văn nghệ, các trại trại sáng tác văn học… luôn luôn thấy ở ông tư chất hiền hậu, lịch lãm của một nhà giáo.

Tôi nhớ sâu, nhớ bền ba điều tâm huyết của cụ giáo Phạm Văn Nghi, nguyên Hiệu trưởng Trường Công an Trung ương- Học viện An ninh nhân dân bây giờ, về nghề thầy giáo trong phẩm cách nhà giáo của người thầy mà tôi đã đọc được trong một bài báo ở tờ Công an nhân dân số ra gần đây viết về cụ và gia đình.

Ba điều cụ đúc kết trong nghề thầy giáo nên có là: “Ngôn giáo” trong sự mô phạm khi nói năng, cư xử; “Thân giáo” trong nhân cách gương mẫu của người làm nghề dạy học và “Văn giáo” trong phẩm chất văn hóa của người thầy có tri thức và giàu tâm đức. Thật sâu sắc cho những tâm niệm này của cụ giáo Phạm Văn Nghi. Lời dạy này của cụ không chỉ ý nghĩa với người thân trong gia đình và người con trai Phạm Văn Dần khi lĩnh trọng trách làm thầy mà còn ý nghĩa đối với nhiều người khác nữa.

Tôi chưa có vinh hạnh được gặp cụ nhưng đã được làm học trò của thầy Dần, người con trai của cụ. Cho dù sau này do nhu cầu công tác ông đã rời bục giảng nhưng trong tình cảm của tôi và nhiều người, thầy Dần luôn luôn là một người thầy kính mến

 

                                                                           Theo Báo CAND


 

Các tin khác

Người lao động làm việc tại Công ty CP du lịch Hòa Bình tìm hiểu kiến thức pháp luật qua tờ rơi tuyên truyền.
Cà phê đến mùa thu hoạch tại huyện Ea Kar (Đắc Lắc). Ảnh: T.N.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khởi tố vụ án nổ khí gas làm 2 cháu bé tử vong

Công an quận Hai Bà Trưng vừa khởi tố vụ án nổ khí gas làm sập nhà, khiến 2 cháu nhỏ tử nạn, tại ngõ 22 phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) ngày 3/11.

Thành phố Hoà Bình: Cần giải quyết dứt điểm đơn, thư khiếu kiện của bà Bùi Thị Phượng, tổ 20, phường Đồng Tiến

(HBĐT) - Sau khi Báo Hòa Bình đăng bài “Cải tạo, nâng cấp QL6 qua thành phố Hòa Bình: Thông nhưng chưa thoáng” của tác giả Hà Việt Lâm, phóng viên Báo Hòa Bình trên số báo 3081 (thứ tư, ngày 31/3/2010). Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Phượng, trú tại tổ 20, phường Đồng Tiến (TPHB) kiến nghị một số nội dung bài báo phản ánh chưa khách quan.

Thêm 305 người nghiện ma túy

(HBĐT) - Theo kết quả điều tra cơ bản người nghiện năm 2011 của các cơ quan chức năng tỉnh, tính đến thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.227 người nghiện ma túy, tăng 305 người so với năm 2010 (922 người).

Cảnh sát đường thủy giữ bình yên sông nước quê hương

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Cảnh giác với thạch anh... giả

Cách đây nhiều năm, chơi đá bán quý đã thành thú vui của nhiều người. Ban đầu là sưu tập, sau đó là chữa bệnh. Nhu cầu thị trường lớn mà nguồn cung lại có hạn nên thời gian vừa qua đã bắt đầu xuất hiện một số đá thạch anh giả.

Yên Thuỷ đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng xây dựng LLVT huyện vững mạnh toàn diện

(HBĐT) - Xác định rõ vai trò quan trọng của phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) trong xây dựng LLVT huyện ngày càng vững mạnh, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy luôn quán triệt và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đổi mới, đẩy mạnh phong trào TĐQT, từng bước xây dựng LLVT huyện vững mạnh toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục