Lần đầu tiên có mặt trong hệ thống truyền hình Việt Nam, ANTV sẽ nhanh chóng làm hài lòng người xem với chuỗi chương trình chuyên biệt về an ninh rất đặc sắc. Trong đó, khán giả sẽ được thưởng thức những câu chuyện rất thú vị qua chuyên mục "Chuyện đời và chuyện nghề" được phát sóng vào thứ 5 hằng tuần với thời lượng 30 phút.
"Chuyện đời và chuyện nghề" đi sâu vào sự cống hiến, hy sinh và lòng say mê của mỗi người trong nghề nghiệp mà họ theo đuổi và thành công. Là thể loại phóng sự tài liệu nhưng giàu tính nghệ thuật, "Chuyện đời và chuyện nghề" tạo không gian mở với việc vừa tôn vinh mọi nghề trong xã hội, vừa ghi nhận sự cống hiến của cá nhân, tập thể trong xã hội. Khán giả sẽ được biết đến những con người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những chiến sỹ Công an thuộc nhiều lực lượng: điều tra, cơ động, cảnh vệ, trại giam, quản lý hành chính v.v… với những câu chuyện phá án, giáo dục cải tạo, bình dị mà có ý nghĩa với đời sống, được thể hiện bằng nhiều cách với những kết thúc bất ngờ, đậm tính nhân văn. "Chuyện đời và chuyện nghề" số 1 trên ANTV là câu chuyện rất đặc biệt về Đại tá Nguyễn Huy Tiếp, nguyên Phó Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP Hải Phòng. Ông là người có 27 năm làm nghề pháp y và đã mổ 3.000 tử thi để tìm hiểu nguyên nhân cái chết, phục vụ cho công tác điều tra của lực lượng Công an. Sau khi sang Liên Xô học về pháp y, Đại tá Nguyễn Huy Tiếp bắt đầu gắn bó với công việc pháp y, một công việc rất độc hại vì môi trường ô nhiễm nặng, có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Với hơn 3.000 lần tiếp xúc với những xác chết, dường như bác sĩ Tiếp đã phải tiếp cận với đủ các dạng, các kiểu chết của nạn nhân. Có lẽ ông cũng là người giữ kỷ lục của ngành pháp y nước ta về số tử thi đã mổ và nhất là, không kết luận sai một trường hợp nào, giúp lực lượng điều tra xử lý đúng người đúng tội. Có vụ án tưởng chừng đã bế tắc trong quá trình điều tra vì các dấu vết, tang vật đều rất mong manh, nhưng nhờ công tác khám nghiệm pháp y của Đại tá Tiếp, cơ quan Công an đã tìm ra manh mối và lần theo dấu vết đó để phát hiện đối tượng gây án.
Cách làm việc khoa học và tận tụy của Đại tá Tiếp không chỉ giúp Công an định hướng đúng việc điều tra phá án, mà còn giúp giải oan cho người vô tội như vụ án của anh Lại Văn Chốc và anh Trần Văn Phần (huyện Thủy Nguyên) năm 1993. Chuyện xảy ra khi con chó nhà anh Phần cắn con của anh Chốc, khiến hai người cãi lộn rồi đánh nhau và ôm nhau lăn xuống ao. Anh Chốc biết bơi nên đã bơi lên bờ về nhà, còn anh Phần không biết bơi nên đã bị chết đuối. Đại tá Nguyễn Huy Tiếp trực tiếp khám nghiệm pháp y và kết luận anh Phần bị ngạt nước, nhưng gia đình anh Phần không chịu, mà kiện đi các nơi, cho rằng anh Phần chết do bị anh Chốc đánh vào đầu.
Vì thế, 4 tháng sau, pháp y cao cấp từ Trung ương phải vào cuộc. Trước khi tiến hành khám nghiệm lại, Thiếu tướng Cao Phòng ở Viện Pháp y Trung ương nói: "Nếu đúng là bác sĩ Tiếp kết luận sai, thì có đủ căn cứ để bắt anh Chốc". Cuộc khai quật lại đã diễn ra vào lúc xác anh Phần đang phân hủy mạnh, mùi tử khí nồng nặc, nhưng nhóm khai quật của ông Tiếp vẫn phải tiến hành tỉ mỉ, để có câu trả lời chính xác. Riêng chiếc sọ của anh Phần, ông Tiếp mang về cơ quan để tiếp tục khám nghiệm.
Rắc rối nào đã hết. Khi ông Tiếp mang chiếc sọ ra hồ Tam Bạc cọ rửa dưới trời mưa tầm tã, thì một ông câu cá nhìn thấy. Nghi ông Tiếp là thủ phạm giết người, ông câu cá lập tức báo Công an. Khi ông Tiếp vừa cho cái sọ vào giỏ xe đạp chuẩn bị về cơ quan, thì 2 anh Công an phường ập đến. Ông Tiếp phải rút giấy tờ ra trình bày, các chiến sĩ Công an mới hiểu và để ông đi. Cuối cùng, kết quả khám nghiệm của pháp y Trung ương và nhiều phương pháp chuyên môn khác đều kết luận anh Phần bị chết ngạt, chứ không phải do bị đánh vào đầu. Điều này không chỉ công nhận kết luận của ông Tiếp là đúng mà quan trọng là đã giải được nỗi oan nhiều năm cho anh Chốc.
Nghỉ hưu nhưng Đại tá Tiếp vẫn tham gia các hoạt động của tổ hưu trí phường, tổ hưu CLB Công an, Hội Y học tại địa phương... và còn đang tập hợp tư liệu và kinh nghiệm của gần 30 năm làm pháp y để làm một công trình khoa học, phục vụ công tác pháp y sau này.
Câu chuyện đời và chuyện nghề của Đại tá Nguyễn Huy Tiếp hẳn sẽ mang đến cho khán giả những thông điệp ý nghĩa, để tiếp tục nỗ lực cống hiến hết mình cho công việc đang làm, dù đó là những nhiệm vụ hết sức thầm lặng và gian khó…
Theo Báo CAND
Gần một tuần nay, người dân sinh sống tại khu tập thể Viện Lịch sử quân sự, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội vô cùng bức xúc trước một vụ đòi nhà mang tính chất "xã hội đen" xảy ra tại đây. Cách hành xử của những người đòi nhà khiến người dân lo ngại trật tự xã hội trên địa bàn phường này đang có những dấu hiệu bất an…
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của LLVT tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp và Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh và Quân khu 3, sự phối hợp chặt chẽ giữ LLVT tỉnh với các cơ quan chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Theo thống kê của ngành Toàn án tỉnh, năm 2011 số vụ án kinh doanh thương mại, các tranh chấp lao động tăng cao so với năm 2010.
Tại Phòng Quản lý nhân sự của Phòng khám H., các đối tượng thuộc 1 công ty đòi nợ ép chị Nguyễn Thị H., nhân viên kế toán phải làm giấy cam kết trả hết số nợ cho Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Q.Đ. Sau đó, các đối tượng đeo kính đen xuống ngồi tại 4 góc của Phòng khám H., khiến các bệnh nhân hoảng hốt bỏ chạy.
Phượng, Cương, Hòa, Hồng, Thành và Long thường sử dụng tên giả và xuất hiện trên mạng Internet như những cô gái, chàng trai con nhà giàu, tiêu tiền như nước, rủ các em học sinh ham chơi nhập hội. Chúng cho các em ăn uống, chơi bời như những người "cùng hội cùng thuyền", rồi khi các em không còn nghi ngờ, chúng rủ các em về thăm "nhà" ở vùng biên giới…
Liên quan đến dự án đang đầu tư tại huyện vùng sâu của Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), ngày 3/12 vừa qua, Công an huyện Vĩnh Thạnh đã kịp thời ngăn chặn một vụ hành xử theo kiểu "luật rừng" của các cá nhân trong dự án mà chủ đầu tư là Công tư CP ĐTXD Cơ hội mới (TP HCM) và các đối tượng liên quan đến chủ đầu tư.