Nếu như không có các cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Ia Púch (727) về giúp đỡ thì người dân xã Ia Púch vẫn sống trong cảnh cái nghèo, cái đói đeo đẳng mãi. Sẽ còn lâu lắm mới biết trồng lúa nước, mới có cuộc sống bình yên như hôm nay.

 

Nhớ về những ngày mới đặt chân đến vùng đất biên giới xã Ia Púch, (Chư Prông, Gia Lai), nhiều cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Ia Púch (727) (BCH Biên phòng tỉnh Gia Lai) không khỏi chạnh lòng với hoàn cảnh sống của đồng bào ở đây. Mỗi năm đồng bào chỉ trồng được một vụ lúa rẫy hoặc trồng mỳ, lương thực chỉ đủ dùng trong khoảng ba tháng. Thời gian còn lại của năm chỉ biết dựa vào rừng. Đào củ mài, hái quả, đặt bẫy, săn thú rừng để sống qua ngày. Thu nhập bấp bênh, không thường xuyên, phong tục tập quán lạc hậu nên cuộc sống đồng bào ở đây vẫn luôn nghèo đói, thiếu thốn.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn 727 giúp dân thu hoạch sắn

Trung tá Nguyễn Văn Nghị, cộng tác viên đồn 727, người có mặt ở đây từ những ngày đầu cho biết. “Dân lúc ấy khổ lắm, đói nghèo đi cùng hủ tục lạc hậu ăn sâu vào trong tiềm thức. Để thay đổi cuộc sống của đồng bào không phải chuyện một sớm, một chiều,...”

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà cán bộ, chiến sĩ đồn 727 phải làm là công tác dân vận. Để xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chúng tôi phải dựa vào dân để làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới. Ngoài chuyện thường xuyên vận động đồng bào sống đoàn kết, đồn 727 cử cán bộ quân y thường xuyên có mặt ở các làng trong xã, ít nhất mỗi tuần 1 lần để thăm khám, phát thuốc chữa bệnh cho đồng bào,...

Năm 2007, đồn 727 vận động anh Rơ Ma Hun, làng Chư Có (Ia Púch, Chư Prông) làm lúa nước. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống suối, cùng với người của gia đình anh Hun đào đất làm mương dẫn nước, giúp dân trồng lúa nước. Nhưng việc làm này cũng chẳng suôn sẻ do tập quán canh tác của đồng bào chỉ thích làm theo kinh nghiệm, không chuyên cần làm cỏ, còn chuyện bón phân chuồng là chuyện tày đình, là có tội với Yang. Chuyện bón phân chuồng cũng phải vận động mãi người dân mới nghe, ban đầu có người còn trả ruộng lại cho đồn vì cán bộ, chiến sĩ lỡ bón phân chuồng xuống ruộng. Đã thế, vụ đầu do đất mới, chưa quen việc nên năng suất lúa chỉ đạt 2 tạ/ sào.

“Thua keo này, bày keo khác”, cán bộ, chiến sĩ phải vận động đồng bào tiếp tục làm vụ lúa bằng cách hứa sẽ “trả công” cho đồng bào nếu thất bại. Vụ tiếp theo đã thắng lợi, năng suất lúa đạt 5 tạ/ sào, cao hơn nhiều lần so với làm lúa rẫy. Đến giờ đã có khoảng 2 ha ruộng lúa đã được đồng bào ở đây khai phá, cộng với 20 ha ruộng lúa một vụ do xã Ia Púch quản lý. Chuyện giải quyết cái ăn cho đồng bào đã tạm ổn vì năng suất lúa luôn đạt 5 tạ/sào trở lên.

Đồng bào xã Ia Púch đã biết làm lúa nước hai vụ /năm nhờ lính biên phòng giúp đỡ canh tác

Rơ Ma Hun – một người dân trong bản kể cho chúng tôi nghe chuyện làm lúa nước của mình. “Ban đầu mình cũng không tin lắm, vì bao đời nay ông bà mình không biết trồng lúa nước. Trước đây, mình từng đi lính nghĩa vụ Biên phòng nên cấp trên bảo thì mình phải nghe thôi. Mà cấp trên chỉ đúng thật, nên mình làm theo, giờ thì gia mình khá rồi, lúa gạo thừa nhiều, còn đem cho gia đình khó khăn vay. Mình nuôi được gần chục con trâu, bò. trồng 4 ha cao su. Trong nhà có xe máy, tivi, con cái học hành đến nơi, đến chốn”.

Theo khảo sát của chúng tôi, việc tận dụng đất dọc sông, suối ở xã Ia Púch để làm ruộng lúa nước phải lên đến 100 ha. Huyện Chư Prông đang nghiên cứu kế hoạch giúp dân ở đây làm chân ruộng. Theo kinh nghiệm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn 727, nên để đồng bào tự làm và chính quyền giúp đỡ thì đồng bào mới quý. Còn không, nếu chúng ta giúp ruộng, không chừng đồng bào lại bỏ hoang không làm. Phải để đồng bào thấy được sự cần thiết của việc trồng lúa nước, từ đó, thay đổi tập quán canh tác, thay đổi nếp sống hơn là việc cấp ruộng đại trà, thiếu hiệu quả.

Đồn trưởng đồn 727, Trung tá Nguyễn Thanh Quảng khoe với chúng tôi: “Tình hình an ninh trên địa bàn rất yên ổn. Hầu như mọi động tĩnh xảy ra trên địa bàn đều được người dân báo lại. Trước đây có đối tượng xấu xâm nhập với ý đồ tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước được đồng bào báo tin, chúng tôi đã chủ động có biện pháp tiến hành xử lý. Hàng năm, có hàng chục tin báo có giá trị được đồng bào cung cấp cho đồn,...”

Một mùa xuân nữa lại sắp về, trong cái rét cuối năm lạnh căm căm, trên những cành mai rừng đã hé  những nụ xanh đón chào xuân mới. Những cán bộ, chiến sĩ đồn 727 cùng với đồng bào xã Ia Púch tất bật chuẩn bị đón Tết.

Ngoài công tác trực chiến SSCĐ, họ cũng không quên chuẩn bị quà bánh Tết để đón chào những người bạn ghé thăm. Cũng có “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ…” để đón Tết cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Thiếu úy Nguyễn Hữu Nam (Nam Đàn, Nghệ An) là cán bộ tăng cường lên công tác tại đồn, phải xa con gái mới được vài tháng tuổi nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ canh giữ biên cương để đồng bào được đón một cái Tết yên vui.

 

 

                                                                  Theo QĐND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tiếng súng đường biên chặn bước kẻ buôn người

Hoàng nhảy khỏi chiếc thang hòng thoát chạy về phía bìa rừng biên giới. Ba tiếng súng chỉ thiên của Đại úy Hải, CSHS Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và đồng đội vang dội vách núi. Hoàng khựng lại. Chỉ một giây thôi, Đại úy Hải nhảy chồm lên, khống chế đối tượng.

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục QP-AN

Sáng 21-12, Bộ Quốc phòng đã giao ban công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương năm 2011. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Lĩnh 15 tháng tù vì đấm vào mặt em dâu

Từ mâu thuẫn của vợ chồng em trai, Sơn đã hai lần đánh em dâu khiến chị này bị tổn thương nặng ở vùng mắt.

Ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng - chống tham nhũng

(HBĐT) - Chiều 21/12, Văn phòng BCĐ về phòng – chống tham nhũng tỉnh (PCTNT) đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp trong PCTN với các cơ quan Thanh tra tỉnh, CA tỉnh, VKSND, TAND tỉnh.

Bí mật những đêm trắng phá “động lắc” Huyền Anh

Trong quá trình trinh sát “động lắc” tại quán karaoke Huyền Anh, Đại úy Đặng Tất Nam và các đồng đội của mình đã có lần phải lọt vào không gian quện đặc âm thanh và những “dân chơi” điên cuồng “bay, lắc” ấy. Các anh không dùng thuốc nhưng nhiều khi vẫn phải giả vờ “bay, lắc” hết mình...

Phương tiện mới phát hiện nhanh chất độc quân sự

Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Phong, Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) và các cộng sự thuộc Viện Hóa học-Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học); Viện Pháp y Quân đội đã hoàn thành đề tài khoa học “Nghiên cứu thiết kế và hoàn thiện công nghệ chế tạo tickit-phương tiện mới dùng phát hiện nhanh chất độc quân sự tại hiện trường” với chất lượng tốt. Sản phẩm của đề tài gồm 4 loại tickit và phụ kiện đồng bộ (dụng cụ hút khí, bình đựng nước cất, giấy đo pH…) dùng để phát hiện nhanh, chính xác các chất độc quân sự: Sarin; Yperit; HCN và Asen hydrua trong điều kiện dã ngoại. Cùng với tickit, các tác giả cũng đã xây dựng thành công quy trình phân tích phát hiện các chất độc nói trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục