Lê Văn Luyện (X) cúi gằm mặt nghe cáo trạng.

Lê Văn Luyện (X) cúi gằm mặt nghe cáo trạng.

Một nhà báo tâm sự rằng điều khiến cô bàng hoàng nhất trong phiên toà xét xử Lê Văn Luyện không phải là những tình tiết man rợ, thái độ bất chấp của kẻ giết người mà chính là phản ứng của một nhóm thanh thiếu niên khi Luyện được đưa ra xe đặc dụng. Những cô gái mặt còn đầy sự thơ ngây và những nam thanh niên chưa tới tuổi trưởng thành đã có những câu nói và hành động thờ ơ với cái ác của Luyện.

 

Trong không khí tang thương của một cuộc thảm sát được tái hiện qua nỗi đau của gia đình và những tình tiết dã man được thuật lại tại toà án, sự tôn vinh dành cho tên sát thủ ấy là một thứ quái thai đã giễu cợt toàn bộ nền tảng đạo đức và nhục mạ nỗi đau của lương tri con người. Dù đó có thể chỉ là một trò đùa vô ý thức nhưng nó khiến chúng ta phải băn khoăn với câu hỏi phải chăng cái ác đã không còn gây nên những cảm giác ghê tởm mà ngược lại đang trở nên gần gũi trong cuộc sống hôm nay?

Nhìn lại toàn bộ diễn biến của vụ án, chúng ta sửng sốt nhận ra một điều kỳ lạ: dù dã man đến mất hết nhân tính nhưng Luyện chưa bao giờ cô độc. Ngay sau khi gây tội, gia đình là nơi đầu tiên bao che và dung túng cho hành vi của Luyện. Lê Văn Miên, cha ruột của Luyện không những không khuyên con ra đầu thú mà còn lên Lạng Sơn hỗ trợ cho quá trình chạy trốn của Luyện.

Cái lý của Miên đưa ra là tình thương dành cho đứa con mình. Tình thương ấy không những đủ để Miên bỏ qua những luân thường đạo lý mà đồng thời cũng đủ để người cha này bình tĩnh chôn giấu số vàng Luyện để lại. Chúng ta không thể không đặt ra một câu hỏi nếu vụ án này không được điều tra đến ngọn ngành, ai sẽ là người được hưởng số vàng đó?

Nếu tình thương thật sự hướng con người đến cái thiện thì lòng tham là một sự bất chấp những nguyên tắc đạo đức. Dưới góc độ này, Miên đã trở thành tòng phạm của con trai mình. Như thế dù có tội ác ngập trời thì Luyện cũng không bao giờ bị gia đình khinh bỉ hay xa lánh. Luyện không bao giờ cô đơn trong gia đình mình.

Khi Luyện bị bắt và những tình tiết dã man đến phi nhân tính được phơi bày, theo lôgic thông thường Luyện sẽ không những phải nhận sự trừng phạt của pháp luật mà còn nhận sự trừng phạt từ lương tâm xã hội. Tức là cả xã hội sẽ lên án và xa lánh một con người mà thú tính tới mức có thể hủy diệt cả một gia đình và chém chết một cháu bé mới 18 tháng tuổi.

Thế nhưng kỳ lạ thay giữa những tiếng nói đầy căm phẫn thì vẫn tồn tại một bộ phận nhìn nhận Luyện như một thần tượng. Trong đời sống cư dân mạng, những hội tự phát với những cái tên đầy phản cảm ra đời: Hội những người hâm mộ Lê Văn Luyện, Hội những người phát cuồng về anh Lê Văn Luyện… Đồng thời, một loạt nhạc chế về Luyện cũng được phát tán với tốc độ chóng mặt. Có những bài hát mà tội ác được nâng tầm thành một kiểu người hùng...

Và đỉnh điểm là những tiếng tụng ca kẻ thảm sát một cách trơ tráo ngay tại phiên toà giữa nỗi đau của gia đình người bị hại và những đòi hỏi thúc bách của nhân tính. Đây là sự thất bại của một nền đạo đức và giáo dục. Nếu bản án pháp luật thiên về trừng phạt với nguyên tắc về sự trả giá tương xứng với tội danh thì bản án về lương tâm thiên về nhận thức những giá trị nhân tính để thấy sự sai lệch trong hành vi.

Như vậy, khi kết hợp hai yếu tố này với nhau, pháp luật là sự răn đe hữu hiệu còn lương tâm mới chính là động lực để kẻ phạm tội thay đổi để trở thành con người biết hành động theo đạo đức và các quy ước xã hội. Trong trường hợp của Luyện dường như không có một bản án lương tâm dành cho tên tội phạm này. Thậm chí hiện tượng cổ vũ đã biến thành sự phản đạo đức khi Luyện chưa hề được nếm trải nỗi cô độc từ sự xa lánh của cộng đồng. 

Liệu có ý nghĩa gì khi sau 18 năm ra tù bản chất của Luyện vẫn không hề thay đổi? Phải chăng sẽ có những tội ác tiếp diễn ở mức độ cao hơn và chuyên nghiệp hơn? Sự trả giá đơn thuần về mặt luật pháp là không đủ cho mọi trường hợp phạm tội.

Trong dư luận cũng dấy lên những tiếng nói đòi hỏi phải tử hình Luyện do những hành động đã chứng minh một cách đầy thuyết phục cho sự mất hết nhân tính của một sát thủ. Tuy nhiên, đòi hỏi này cũng chỉ thể hiện một trong những khía cạnh hạn chế của pháp luật. Đó là những điều khoản không thể theo kịp thực tế sinh động và những biến đổi hằng ngày của cuộc sống. Đồng thời, pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng để bao quát toàn bộ cuộc sống con người. Cũng như những đứa trẻ đã biến Luyện thành thần tượng, pháp luật nào sẽ xét xử những hành vi như vậy?

Khi đạo đức thể hiện sự suy đồi, pháp luật chỉ còn là những quy ước đầy bất lực. Pháp luật không thể trả lời câu hỏi tại sao một kẻ vị thành niên có thể biến thành một sát thủ máu lạnh và tại sao một sát thủ máu lạnh lại trở thành một "hình tượng" của cuộc sống. Đó là những vấn đề rộng lớn hơn và mang tính nền tảng của văn hoá nơi xã hội hiện hành đang vận động và phát triển. Không giải quyết đến tận cùng của vấn đề, ai có thể khẳng định trong tương lai không xuất hiện những Lê Văn Luyện trong những hình thức khác?

Trước Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa chặt đầu và các ngón tay của người con gái đã từng yêu gã và vừa ân ái với gã. Sau Luyện, tại xã Minh Quang huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Lê Tuấn Anh giết chết cha ruột vì mâu thuẫn trong chuyện bán đất, vụ nổ xe máy khiến ba mẹ con tử vong ở Bắc Ninh được xác định là do em rể gài mìn vì những mâu thuẫn trong gia đình… 

Khi chỉ phải đối diện với pháp luật nghiêm minh, Luyện vẫn mỉm cười. Hắn mỉm cười khi luật sư và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tranh luận. Hắn mỉm cười khi bị áp giải bởi lực lượng cảnh sát bảo vệ tư pháp dày đặc. Có lẽ trong bóng tối của trại giam, hắn cũng sẽ nhớ tới những tiếng gọi "đại ca" và những khuôn mặt xinh xắn thề non hẹn biển đợi hắn đến ngày về. Khi đó, chắc Luyện cũng sẽ mỉm cười, nụ cười của một kẻ đã chém chết  vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích cùng bé gái 18 tháng tuổi và chém đứt lìa bàn tay con gái 8 tuổi.

Cá nhân Lê Văn Luyện dường như đã tìm thấy một sự sẻ chia trong hành vi dã man của một động vật máu lạnh. Còn đối với xã hội, khi cái ác không cô độc, chúng ta không chỉ phải chứng kiến sự bất lực của pháp luật mà nghiêm trọng hơn đó còn là một nguy cơ văn hóa. Nếu không thể ngăn chặn xu hướng đó, những giá trị mang tính bạo lực lên ngôi còn lương tri con người chỉ còn là những tiếng kêu đầy yếu đuối trong sự tha hoá tận cùng của nhân tính

 

                                                              Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hàng trăm chiến sỹ đã được huy động tham gia buổi cưỡng chế.
Không có hình ảnh

Tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc tại HTX rau Nghĩa Phương

(HBĐT) - Sáng thứ bảy ngày 7/1/2012, khu vực mặt bằng đang triển khai phương án sửa chữa, mở rộng chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm - TPHB) trở nên ồn ào, huyên náo do hàng chục người là thành viên và xã viên HTX rau Nghĩa Phương tụ họp để phản đối việc BQT HTX rau Nghĩa Phương ban hành Thông báo số 72, ngày 22/12/2011 “Về việc quản lý tài sản các kiốt tại chợ Nghĩa Phương” và việc không chấp hành Văn bản chỉ đạo số 11 ngày 5/1/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình “Về việc tạm dừng việc thực hiện Thông báo số 72/TB-HTX ngày 22/12/2011 của HTX rau Nghĩa Phương”.

Hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

(HBĐT) - Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn thuộc danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân mua, bán người

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thoa (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết nạn nhân bị mua, bán có quyền và nghĩa vụ gì?

Giết người cướp hơn 100 triệu đồng

(HBĐT) - Vào hồi 20h05’ ngày 16/1, khi ra cửa hàng của gia đình tại tổ 5, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Hoàng Yến đã phát hiện mẹ đẻ là bà Trần Thị Lan - sinh năm 1965 trú tại tổ 13, phường Tân Thịnh - TPHB đã chết.

Bộ Công an vào cuộc vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng

"Lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo vụ cưỡng chế đất nên phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trả lời cơ quan chức năng liên quan", Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh cho biết.

Đau lòng những vụ án mạng trong gia đình

Ngày 13/1, Công an huyện Sơn Tây đã khởi tố Đinh Văn Oanh, 36 tuổi, ở Tập đoàn 2, thôn Tà Vái, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây về việc gây ra cái chết cho người vợ Đinh Thị Kích, 26 tuổi. Đây là một trong những vụ bạo hành đánh chết vợ gây bức xúc dư luận ở Quảng Ngãi trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục