Sau 45 năm xây dựng, Bảo tàng Công an nhân dân đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, là địa chỉ đỏ trong công tác tuyên tuyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND.
Tiền thân là Phòng Bảo tàng thuộc Cục Tuyên huấn, được thành lập theo Quyết định số 405/CA/QĐ ngày 16/6/1967 của Bộ Công an, đến nay sau 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bảo tàng Công an nhân dân (BT CAND) đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, là địa chỉ đỏ trong công tác tuyên tuyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND. Đặc biệt, ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đã ký quyết định xếp hạng I đối với BT CAND.
Lịch sử hình thành và phát triển BT CAND được bắt đầu bằng những hoạt động có tính chất nền móng từ những năm 1950, đó là các chỉ thị của Nha Công an Trung ương (nay là Bộ Công an) về sưu tầm hiện vật phá tề trừ gian, thực hiện CAND. Đầu năm 1959, Đảng Đoàn Bộ Công an mời chuyên gia về bảo tàng của Liên Xô (cũ) giúp tư vấn, định hướng hoạt động chuyên môn.
Tiếp sau Chỉ thị số 1442 của Bộ Công an về “triển khai công tác bảo tàng, giáo dục truyền thống trong toàn lực lượng”, ngày 16/6/1967 Bộ Công an đã ra Quyết định số 405/CA/QĐ thành lập Cục Tuyên huấn trong đó có Phòng Bảo tàng.
Từ sau khi Phòng Bảo tàng được thành lập, mặc dù chỉ có 4 đồng chí song cán bộ bảo tàng đã lăn lộn trên khắp các địa bàn, trong đó có cả những chuyến đi vào chiến trường để sưu tầm tài liệu, hiện vật. Nhiều hiện vật quý hiếm, phản ánh những cống hiến to lớn của lực lượng CAND được sưu tầm từ những chuyến đi máu lửa ấy.
Cán bộ Bảo tàng CAND tiếp nhận và khai thác thông tin hiện vật (tấm bản đồ lực lượng An ninh Phú Yên sử dụng trong chiến dịch giải phóng tỉnh Phú Yên) của đồng chí Nguyễn Duy Luân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Trưởng ban An ninh Phú Yên trong chuyến khảo sát sưu tầm hiện vật tại Phú Yên, năm 2007. Ảnh: Đức Quý. |
Các hoạt động nghiệp vụ dần được thực hiện một cách bài bản, thường xuyên và tới năm 1985, BT CAND chính thức “an cư” tại số 66 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Với diện tích khoảng 250m2, Bảo tàng đã trưng bày nhiều hiện vật quí, điển hình như: giàn thun sử dụng bắn lựu đạn của An ninh miền Nam, hay vũ khí gián điệp Pháp cài lại…
Bảo tàng đã hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ tuyên tuyền giáo dục truyền thống trong phạm vi lực lượng CAND và thực hiện một số chuyên đề trưng bày đáp ứng yêu cầu chính trị, xã hội trong những thời điểm nhất định. Nhiều đoàn khách quốc tế (Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu…) cùng hàng trăm ngàn lượt cán bộ chiến sĩ Công an và quần chúng đến tìm hiểu, tham quan, học tập.
Trước hiện thực đổi mới và sự phát triển của lực lượng CAND, nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, Bộ Công an đã có Quyết định số 1463/QĐ/BNV (X13), nâng cấp BT CAND thành bảo tàng công cộng đầu ngành và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tại số 1 Trần Bình Trọng, Hà Nội.
Kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/2000), BT CAND chính thức khánh thành và mở cửa phục vụ rộng rãi công chúng tại số 1 Trần Bình Trọng, Hà Nội.
Địa điểm mới BT CAND đứng chân là địa chỉ gắn với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng cũng như ngành CAND; là nơi vinh dự chứng kiến 3 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và huấn thị đối với lực lượng CAND vào năm 1946 và 1967. Tháng 7/1946 cũng tại địa điểm này đã diễn ra cuộc họp quyết định hướng tấn công táo bạo, bất ngờ dẫn tới thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, đập tan âm mưu phản loạn của bọn phản động Quốc dân đảng cấu kết với thực dân Pháp.
Một điều thú vị và đáng trân trọng là, tại đây vẫn còn bảo tồn nguyên trạng khu nhà ở và làm việc (gồm cả nội thất và hệ thống hầm ngầm) của cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn - Bộ trưởng đầu tiên, lâu nhất và là người có công lao to lớn đối với lực lượng CAND, trở thành di tích lưu niệm, mở cửa đón khách tham quan thường xuyên.
Phòng làm việc của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (nội thất di tích lưu niệm ở số 1 Trần Bình Trọng). Ảnh: Thanh Sơn. |
Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, sưu tầm được thực hiện thường xuyên, với những kế hoạch khảo sát sưu tầm trên diện rộng, quy mô lớn. Hiện BT CAND đang lưu giữ, bảo quản gần 1,5 vạn hiện vật, (19 sưu tập, trong đó có 9 sưu tập hiện vật quý hiếm).
Trong hoạt động trưng bày tuyên truyền, là một bảo tàng chuyên ngành (lực lượng vũ trang), BT CAND trưng bày theo diễn trình lịch sử kết hợp các chuyên đề với sự chọn lọc hiện vật tiêu biểu, trọng tâm. Trong số khoảng 1.500 tài liệu, hiện vật trưng bày có nhiều hiện vật đem lại cho người xem những cảm xúc và mang nét đặc trưng của lực lượng CAND như: bộ đồ cắt tóc, lực lượng Cảnh vệ sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh; hay những hiện vật thấm máu các chiến sĩ Công an đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống bọn tội phạm: Chiếc áo của Anh hùng, liệt sĩ Phạm Văn Cường, Cảnh sát phòng chống ma tuý Công an Điện Biên (với nhiều vết đạn xuyên thủng).
Có những hiện vật là kỷ vật của các cán bộ lão thành Công an, như: Dụng cụ để làm giả giấy tờ địch của Điệp báo An ninh Trung ương Cục và có cả kỷ vật của những người “phía bên kia chiến tuyến” như: Cây roi mây của Chuẩn tướng, Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành Sài Gòn Nguyễn Khắc Bình…
Bảo tàng đã chủ trì tổ chức trưng bày các bảo tàng và nhà trưng bày bổ sung tại các di tích lịch sử CAND đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục truyền thống và phát huy giá trị các di tích CAND; thực hiện tốt chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hệ thống các nhà truyền thống của Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc.
5 năm gần đây, Bảo tàng đã chỉ đạo, hướng dẫn 29 đơn vị, địa phương củng cố, nâng cấp và xây dựng mới phòng truyền thống; thực hiện trên 30 triển lãm chuyên đề tại các địa phương, thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và biên bản hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào, Bảo tàng đã tổ chức nhiều cuộc thăm hỏi, làm việc, trao đổi kinh nghiệm và cử cán bộ sang giúp lực lượng An ninh CHDCND Lào về công tác bảo tàng truyền thống…
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, vào hồi 6h ngày 6/3, tại nhà nghỉ Ánh Dương thuộc địa bàn phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh đã tiến hành giải cứu thành công vụ bắt cóc con tin là bé gái Sồng Thị Giang, 6 tuổi trú tại Lũng Xá, Loóng Luông, Mộc Châu (Sơn La).
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống cháy rừng huyện Sa Pa, đến chiều tối qua 5-3, các lực lượng tham gia chữa cháy rừng quốc gia Hoàng Liên thuộc địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai vẫn chưa thể khống chế được ngọn lửa.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hải quan Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, bắt 2 đối tượng và thu giữ 4 bánh hêrôin có trọng lượng 1,2kg và nhiều tang vật liên quan đến hành vi phạm tội.
(HBĐT) - Sau 3 năm lẩn trốn về tội danh giết người, ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, cuối cùng tên Nguyễn Công Luân, SN 1990, trú tại xã Tân Tiến – huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội đã sa lưới pháp luật.
(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 09 ngày 27/2/2012 về tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh Hòa Bình lần thứ III năm 2012.
"18 năm qua, trong vỏ bọc hoàn hảo là một thầy lang người Dao, Triệu Nguyên Lâm (năm nay 47 tuổi, trú tại đội 8, nông trường Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), kẻ gây ra vụ giết người, cướp tài sản từng gây xôn xao tại Trung Quốc đã có một cuộc sống chui lủi ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Lâm đã có vợ là người Việt Nam. Quá khứ gây tội ác, Lâm giấu kín trong lòng, cho đến ngày sự thật được lật tẩy", Thượng tá Lương Cao Huỳnh, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 45) Công an tỉnh Lào Cai kể lại với chúng tôi chiều 2/3.