Hôm qua, 10-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 7. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã nghe và góp ý vào Báo cáo về một số vấn đề quan trọng của dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Liên quan đến mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính, Thường trực Ủy ban Pháp luật đưa ra hai phương án. Ở phương án 1, mức phạt tiền là từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân; đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại luật khác. Phương án 2, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng trừ trường hợp quy định tại luật khác.
Đa số ý kiến phát biểu tại phiên họp đều đồng tình với việc áp dụng trần phạt cao hơn đối với tổ chức, pháp nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thậm chí còn có quan điểm nghiêm khắc hơn. Ông cho rằng: “Phạt 2 tỷ đồng với tổ chức, pháp nhân nhiều khi vẫn chưa thấm tháp gì, nhất là với loại hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, mức phạt càng cao thì chuyện thương lượng, hối lộ cán bộ càng dễ xảy ra. Vì thế, phải thiết kế “chốt chặn” hiện tượng tiêu cực này...”.
Các ý kiến trong UBTVQH nhất trí cao với quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng tối đa không quá hai lần mức phạt tiền chung được áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường, đô thị tại nội thành 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là việc làm cần thiết, vì tác hại của hành vi vi phạm trong các khu vực đông dân cư, mật độ công trình cao... lớn hơn nhiều so với nơi khác. Có ý kiến đề nghị bổ sung một số thành phố lớn như Nha Trang, Hạ Long, Huế… vào danh sách này. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu: “Cần mở rộng hành vi vi phạm bị phạt nặng trong lĩnh vực môi trường, đô thị. Chẳng hạn hành vi gây ra tiếng ồn, xả chất thải trái phép hoặc vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự...”.
Quan tâm đến hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng vi phạm hành chính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Có nên quy định tịch thu chiếc xe tham gia đua trái phép khi nó không thuộc sở hữu của người vi phạm”? Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nêu quan điểm: “Cùng một hành vi vi phạm mà có trường hợp tang vật, phương tiện bị tịch thu, có trường hợp không là không công bằng. Trong mọi trường hợp đều phải tịch thu, sau đó có biện pháp xử lý. Người sử dụng phương tiện vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm với chủ tài sản”. Ông Hoàng Thế Liên cho rằng, chỉ trong trường hợp rất hẹp là phương tiện “bị chiếm đoạt để sử dụng trái phép” mới trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, chủ sở hữu hợp pháp không có lỗi và họ không phải chịu trách nhiệm về vi phạm do người khác gây ra. Nếu tịch thu phương tiện bị sử dụng trái phép sẽ phương hại đến quyền hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển yêu cầu Chính phủ quy định rõ ràng vấn đề này trong Nghị định hướng dẫn: “Phải có cách xử lý như thế nào đó chứ không đơn giản là trả lại tất cả. Trường hợp bố mẹ quản lý không nghiêm, để con vị thành niên sử dụng ô tô, xe máy, gây nguy hiểm cho xã hội thì sao?”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu ví dụ: “Tôi biết trường hợp chủ sở hữu phương tiện cố tình giao xe cho người khác lái xe chở gỗ lậu”. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nguyên tắc là nếu xác định rõ chủ sở hữu của phương tiện không có lỗi thì không tịch thu phương tiện.
Theo ANTĐ
(HBĐT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Kim Bôi đã tích cực vận động, tuyên truyền và đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò NCT đạt kết quả. Với 10.493 hội viên, sinh hoạt ở 203 chi hội, 1.015 tổ hội. Trong phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng”, Hội NCT huyện Kim Bôi đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động sôi nổi phong phú, trong đó có chương trình phối hợp giữa Hội NCT và Công an huyện về phòng - chống tội phạm.
(HBĐT) - Vào khoảng 21 giờ 10 phút, ngày 5/4, anh Nguyễn Xuân Sỹ (44 tuổi, trú tại tổ 1, phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình) là nhân viên của Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình đang bán xăng tại Cửa hàng xăng dầu số 19 (nằm trên QL 6 mới, thuộc địa bàn xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình). Lúc này có hai đối tượng nam điều khiển xe gắn máy, không có biển kiểm soát đi theo hướng Hoà Bình – Hà Nội rẽ vào mua xăng. Trong lúc anh Sỹ đang bán xăng cho hai đối tượng này thì bất ngờ bị hai đối tượng rút dao chém và bỏ chạy về hướng Hà Nội.
(HBĐT) - Vào lúc 11 giờ 15 phút ngày 6-4, tại km 136, quốc lộ 6, Cục C47 Bộ Công an phối hợp phòng PC 47 công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Công an quận Thanh Xuân, đội 5 Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng Cục Hải quan, Chi cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Phòng phòng, chống tội phạm ma túy Cục Cảnh sát biển đã bắt giữ vụ buôn lậu vận chuyển trái phép 30 bánh hê- rô- in.
Khi được nói lời sau cùng, Nguyễn Thị Lệ nấc lên trong nước mắt: "Bị cáo sai rồi, bị cáo xin lỗi gia đình bị hại". Xét Lệ có hoàn cảnh éo le, mục đích bắt cóc bé sơ sinh để nuôi, tòa tuyên phạt 4 năm tù.
Thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Tây xảy ra các vụ trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… đối tượng gây án là những người được thuê để bảo vệ. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động của một số công ty bảo vệ khá dễ dàng nên một số đối tượng bất hảo, có tiền án, tiền sự "len lỏi' vào trong hàng ngũ bảo vệ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra những hậu quả khó lường…
(HBĐT) - Quán triệt và thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp (CCTP) theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược CCTP đến năm 2020”, thời gian qua, hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.