Những năm tháng chiến đấu ở núi rừng Tây Nguyên ông không chỉ để lại một phần xương máu mà còn bị nhiễm chất độc da cam. Những ông bảo ông vẫn vui mừng vì còn may mắn hơn vì sống đến ngày hòa bình.
Ngôi nhà của ông Lã Văn Công nằm ngay trên mặt đường lớn của thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Từ xa chúng tôi đã nghe thấy những bài dân ca quan họ, tiếng trẻ nhỏ nô đùa vẳng ra từ ngôi nhà ấy. Một người đàn ông dáng cao gầy, tóc bạc mà đôi mắt vẫn còn tinh nhanh đang lia những đường kéo uốn lượn tỉa tót vườn cây cảnh trước sân nhà. Người ấy là ông Lã Văn Công, 77 tuổi, từng là Đội trưởng trinh sát vũ trang của Ban An ninh tỉnh Gia Lai. Ông Lã Văn Công trở thành anh bộ đội cụ Hồ khi mới 17 tuổi, sau đó chuyển sang Công an vũ trang vào tháng 3/1959, đóng quân ở Bắc Ninh. Khi đất nước chìm trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lã Văn Công đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Năm 1965, cùng đoàn cán bộ an ninh miền Bắc chi viện cho chiến trường Nam Bộ, ông được phân công về Ban An ninh tỉnh Gia Lai. Tạm biệt gia đình, ông ra đi khi đứa con thứ 2 mới 7 tháng tuổi mà chẳng dám hẹn ngày trở lại… Về huyện An Khê, ông tới từng nhà xây dựng phong trào, tuyển chọn những thanh niên yêu nước tham gia lực lượng an ninh, xây dựng cơ sở cùng đồng bào Tây Nguyên phối hợp diệt ác trừ gian. Ông không nhớ hết mình đã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch nhưng có một vụ khiến ông không thể quên. Đó là vụ tiêu diệt tên Hồ Kiều, một ác ôn khét tiếng, là Trưởng chi An Khê (Cảnh sát trưởng An Khê ngày ấy) là kẻ tàn bạo, khiến người dân vô cùng khiếp sợ. Thường ngày, Hồ Kiều chỉ đáo qua nhà rồi vào Nha cảnh sát ngủ, có khi nhiều ngày hắn cũng chẳng ló mặt. Hắn đi đâu đó thì có tùy tùng hộ tống, nhà riêng có vệ binh canh gác suốt ngày đêm. Nhưng dù có cẩn trọng tới đâu hắn cũng khó thoát, kế hoạch của Ban An ninh Gia Lai là phải bằng mọi cách tiêu diệt sớm tên ác ôn này. Một ngày, hai ngày, chờ mãi vẫn chưa có cơ hội, tới một ngày hắn về nhà thăm vợ con thì chính Đội trưởng Đội trinh sát vũ trang Lã Văn Công đã đột nhập vào nhà, lúc đối diện với hắn ở sân, ông đã nổ súng. Ông lấy tờ giấy viết sẵn án tử hình gài vào ngực hắn rồi nhanh chóng hòa vào màn đêm. Người Đội trưởng vừa rút khỏi cổng làng thì xe tăng đuổi theo, lúc này ông và đồng đội đã có mặt ở trên đỉnh núi ngồi xem địch truy đuổi mà cười vui sướng…
Ông Lã Văn Công.
Chính ông đã ra tay tiêu diệt 2 tên mật vụ cũng là ác ôn khét tiếng, đã từng sát hại nhiều cán bộ của ta. Đúng 30 Tết Mậu Thân, cả 2 tên mật vụ này đều bị đồng chí Lã Văn Công tiêu diệt rồi chạy bộ về cứ đón Tết cùng đồng đội…
Núi rừng Tây Nguyên đã gắn bó và có nhiều kỷ niệm vui buồn với người Đội trưởng trinh sát vũ trang, thành tích chiến đấu mỗi ngày một nhiều. Cùng với chiến công nơi tiền tuyến, ở quê nhà, người vợ tảo tần của ông là đội trưởng sản xuất cũng đảm đang gánh vác nhiệm vụ ở hậu phương, được Bộ Công an mời đi báo cáo điển hình tiên tiến… Cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn ác liệt thì ông bị thương. Sau 6 năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam, không đủ sức khỏe ở lại chiến trường, năm 1971 ông trở về miền Bắc tiếp tục công tác tại Cục Cảnh sát bảo vệ cho tới ngày nghỉ hưu.
Những năm tháng chiến đấu ở núi rừng Tây Nguyên ông Công không chỉ để lại một phần xương máu mà còn bị nhiễm chất độc da cam. Di chứng để lại không chỉ cho đứa con trai yêu quý được sinh ra sau khi ông từ chiến trường trở về. Hiện nay, đứa cháu nội 4 tuổi cũng bị nhiễm chất độc da cam, cứ sùi ở đầu xương, đầu gối. Cả ba thế hệ trong gia đình ông phải gánh chịu hậu quả của chất da cam khủng khiếp do Mỹ gieo rắc ở núi rừng Tây Nguyên trước đây. Bây giờ, người vợ thảo hiền đã ra đi, ông đang sống cùng vợ chồng con trai và cháu nội. Ông bảo: “Bây giờ tôi sống bằng thuốc, kiếm được đồng nào đều dành để mua thuốc. Còn sống trở về là mừng lắm rồi chị ạ…”.
Cứ đến ngày 30/4 là ông lại khấp khởi được gặp lại những đồng đội năm xưa, để sẻ chia, để ôn lại những kỷ niệm oai hùng, cầu chúc và động viên nhau hãy sống xứng đáng là những người đã từng vào sinh ra tử để con cháu noi theo
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Mỗi cán bộ, chiến sỹ của phòng An ninh xã hội - Công an tỉnh đều xác định CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ” là thước đo sự chuẩn mực về đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Trong bất kỳ nhiệm vụ nào, dù khó khăn, vất vả đến mấy, cán bộ, chiến sỹ đơn vị luôn nỗ lực, cố gắng, bám địa bàn để thực hiện 3 cùng với nhân dân, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng chính là hành động thiết thực để thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội (TNXH)”, trong 5 năm qua (2006-2011), Hội PN huyện Yên Thủy và Công an huyện thường xuyên phối hợp tổ chức quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ, hội viên phụ nữ nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nghị quyết. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các văn bản, kế hoạch của T.ư và địa phương đến hội viên, phụ nữ và nhân dân; ký cam kết với các tổ chức Hội và cán bộ, hội viên không mắc TNXH, gia đình không có người phạm tội.
(HBĐT) - Tính đến nay, 100% số xã, thị trấn của huyện Tân Lạc đã biên chế đủ cán bộ chỉ huy quân sự. Trong đó, 100% chỉ huy trưởng, chỉ huy phó là đảng viên, đã qua quân đội, riêng Chỉ huy trưởng được đào tạo cơ bản, có trình độ trung cấp quân sự cơ sở, đội ngũ chính trị viên, 100% đã qua bồi dưỡng kiến thức QP-AN.
(HBĐT) - Ngày 19/4, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải đợt I/2012.
(HBĐT) - Tháng 4 này lại có dịp trở lại quê hương Anh hùng LLVT, liệt sĩ Bùi Văn Hợp ở xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Nắng dường như ấm nhẹ hơn ngày thường và con đường bê tông dẫn về xóm nhỏ bỗng bịn rịn bước chân. Đi trên con đường làng thân quen, 2 CCB Bùi Văn Ăm, Bùi Thanh Cù (xóm Chiềng 3) - những người cùng đoàn quân Mậu Thân 68 với anh hùng năm xưa, bồi hồi nhớ lại người đồng đội, người đồng hương thân yêu.
(HBĐT) - Như đã đưa tin, vào ngày 9/3 trong lúc đi rừng, một số người dân ở xã Tu Lý (Đà Bắc) đã phát hiện một quả bom hình cầu có đường kính khoảng 40cm với trọng lượng khoảng 100kg nằm lộ thiên tại khu vực đồi Suối Củ thuộc địa phận xóm Mạ, xã Tu Lý.