Luật sư Đan Tiếp Phúc (bên trái) - Văn phòng Luật sư Đan Tiếp Phúc tham gia bào chữa trong phiên tòa lưu động xét xử vụ án giết người, cướp của tại xã Nam Thượng  (Kim Bôi).

Luật sư Đan Tiếp Phúc (bên trái) - Văn phòng Luật sư Đan Tiếp Phúc tham gia bào chữa trong phiên tòa lưu động xét xử vụ án giết người, cướp của tại xã Nam Thượng (Kim Bôi).

(HBĐT) - Nghỉ hưu đã nhiều năm nay nhưng đều đặn hàng ngày, ông Tô Thanh Hồng (nguyên thẩm phán - Chánh Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh) vẫn đến trụ sở Đoàn Luật sư tỉnh (trên đường Hai Bà Trưng, phường Phương Lâm, TPHB) để làm việc. ông Hồng cho biết: Tuy đã mở Văn phòng Luật sư ở phường Chăm Mát nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, với vai trò là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, ông phải có mặt ở trụ sở của Đoàn nhiều hơn.

 

Trò chuyện với chúng tôi, luật sư Hồng cho biết: Ngay sau khi tái lập tỉnh (năm 1991), Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn Luật sư (nòng cốt là một số cán bộ hưu trí đủ tiêu chuẩn tham gia Đoàn Luật sư và một số Luật sư hoạt động kiêm nhiệm). Đến năm 2007, theo quy định của Luật Luật sư, CB-CC-VC và một số đối tượng khác đang hoạt động luật sư kiêm nhiệm không phép được tiếp tục họat động đã ảnh hưởng khá nhiều đến tổ chức và hoạt động của Đoàn. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh để triển khai Luật Luật sư và kế hoạch thực hiện Luật Luật sư; giao cho ngành Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Luật Luật sư; giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ của luật sư trong các giao dịch dân sự, hành chính, trong hoạt động tố tụng. UBND tỉnh cũng bố trí trụ sở làm việc cho Đoàn Luật sư, tạo điều kiện cho Đoàn Luật sư tiếp nhận sự hỗ trợ máy vi tính, bàn ghế, tủ sách pháp luật từ Bộ Tư pháp để phục vụ hoạt động của Đoàn. Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quyết định thành lập chi bộ Đảng Văn phòng Hội Luật gia -  Đoàn Luật sư (gồm các đảng viên trong đoàn Luật sư và Văn phòng Hội Luật gia tỉnh sinh hoạt ghép) để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của Đoàn Luật sư - một tổ chức xã hội - hội nghề nghiệp ở địa phương.

 

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nên nhiều cán bộ như ông Hồng, ông Thạch, ông Thêu, ông Thành, bà Thiên, ông Phúc (nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, chuyên viên chính, từng giữ chức vụ ở các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện KSND, Sở Tư pháp), sau khi nghỉ hưu đã nhiệt tình tham gia Đoàn Luật sư, đảm bảo sự kế thừa và phát triển đội ngũ luật sư của tỉnh. Năm 2007, Đoàn Luật sư tỉnh chỉ có 6 luật sư hoạt động, đến năm 2011, đoàn đã kết nạp được 9 luật sư (trong đó có 4 luật sư trẻ). Các Luật sư đăng ký hành nghề tại 8 văn phòng.

 

Trong 5 năm (2007- 2011), Đoàn Luật sư tỉnh đã tham gia 1.463 vụ việc gồm: tham gia tố tụng 431 vụ (hình sự: 415 vụ; dân sự: 16 vụ); tư vấn pháp luật 412 vụ; đại diện ngoài tố tụng 30 vụ; trợ giúp pháp lý miễn phí 590 vụ. Hầu hết các tổ chức hành nghề luật sư đều chấp hành nghiêm pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, không có luật sư nào vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hoạt động tranh tụng của các luật sư cũng giúp cho Tòa án nhân dân xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai người vô tội.

 

Theo luật sư Tô Thanh Hồng, hầu hết luật sư trong đoàn là cán bộ hưu trí, kinh nghiệm nghề nghiệp và nhiệt tình thì có thừa, nhưng sức khỏe, sự tiếp cận các kiến thức mới (kể cả việc sử dụng máy vi tính) với một số luật sư không phải là điều thuận lợi. Số luật sư trẻ trụ lại với đoàn không nhiều và hầu như không hoạt động ở địa bàn tỉnh (do thu nhập không đủ sống). Tất cả những khó khăn này, UBND tỉnh và các ngành chức năng đều biết, nhưng do đặc thù KT-XH của địa phương, do các quy định ràng buộc của pháp luật, nên tất cả vẫn trông chờ vào sự nhiệt tình của lớp luật sư già. Nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư được thông qua theo hướng: siết chặt điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư; quy định luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch tại nơi có Đoàn Luật sư mà mình là thành viên (quy định hiện hành không bắt buộc đăng ký tại nơi Đoàn Luật sư mà mình là thành viên); giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư từ 18 tháng còn 12 tháng; tăng thời gian đào tạo hành nghề luật sư từ 6 tháng lên 12 tháng; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp sẽ là “cú hích” để Đoàn Luật sư phát triển tốt hơn cả về tổ chức và hoạt động trong những năm tiếp theo.

 

 

 

                                                          Mai Huệ  (Sở Tư pháp)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kim Bôi tăng cường công tác tiếp công dân và KN - TC ở cơ sở

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Kim Bôi được đánh giá là một trong những địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư KN-TC. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư KN-TC và phòng, chống tham nhũng được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành mà còn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn ngành.

8,5 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng - chống ma túy năm 2012

(HBĐT) - Theo BCĐ phòng - chống tội phạm, phòng - chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống buôn bán người tỉnh, năm 2012, tỉnh ta được phân bổ 8,5 tỷ đồng phục phụ cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy.

Ngọc Sơn nỗ lực đảm bảo ANTT vùng giáp ranh

(HBĐT) - Ngọc Sơn là xã vùng cao, cách trung tâm huyện Lạc Sơn 12 km, có địa hình giáp ranh với 6 xã: Ngọc Lâu, Định Cư, Tự Do, Chí Đạo, Phú Lương và Ngổ Luông (Tân Lạc), giao thông đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí của xã chưa đồng đều, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. Chính vì vậy, công tác quản lý, đảm bảo ANCT -TTATXH trên địa bàn được đặc biệt chú trọng, nhất là tại những xóm, bản nằm giáp ranh với các xã bạn.

Toàn tỉnh có 204 báo cáo viên pháp luật

(HBĐT) - Thực hiện Thông tư số 18 ngày 5/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên (BCV) pháp luật, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc công nhận và cấp thẻ báo cáo viên pháp luật, tổ chức in và cấp thẻ cho các BCV pháp luật tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 204 BCV pháp luật, trong đó, cấp tỉnh có 45 BCV, cấp huyện có 159 BCV.

Công an huyện Tân Lạc: Chuyển biến sau một năm thực hiện cuộc vận động lớn

(HBĐT) - Sau hơn một năm triển khai CVĐ “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ”, kỷ luật, kỷ cương của đơn vị Công an huyện Tân Lạc đã được tăng cường nghiêm túc. ý thức chấp hành chế độ điều lệnh CAND trong toàn đơn vị được củng cố và duy trì thường xuyên, đi vào nề nếp. Tư thế, lễ tiết, tác phong của CBCS trong đơn vị đã trở nên đúng mực, được nhân dân ghi nhận và tin yêu.

CA phường Phương Lâm: Làm rõ 3 vụ phạm pháp hình sự, thu giữ tài sản trị giá 54,8 triệu đồng

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 525 ngày 16/5/2012 của CA TP Hòa Bình về việc mở đợt tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo TTATXH lập thành tích kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng CAND, trong thời gian từ 16/5 đến 27/6/2012, CA phường Phương Lâm đã tiến hành gọi hỏi 30 lượt đối tượng; lập hồ sơ giáo dục 4 đối tượng, lập hồ sơ cưỡng bức cai nghiện 5 đối tượng nghiện ma túy và hồ sơ đưa 1 đối tượng đi cơ sở giáo dục; tổ chức cho 1.900 hộ và 85 cơ quan, doanh nghiệp ký cam kết về việc nâng cao cảnh giác phòng ngừa trộm cắp, trộm cắp xe máy, trộm đột nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục