Chiến khu Giằng Sèo, xã Tu Lý (Đà Bắc) nơi tổ chức lớp tập huấn quân sự đầu tiên của tỉnh.
(HBĐT) - Có một điểm chung là trong tất cả các buổi hội thảo về phong trào đấu tranh cách mạng cũng như quá trình xây dựng LLVT tỉnh, từ trước đến nay đều thống nhất và khẳng định: lớp huấn luyện quân sự ở chiến khu Giằng - Sèo (Tu Lý - Đà Bắc) là lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Và những người tham gia lớp quân sự này đều là những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh.
Đó là một thực tế đã được chứng minh và khẳng định qua thực tế đấu tranh cách mạng của LLVT và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong suốt những năm qua. Cho đến nay, vẫn còn những nhân chứng sống của giai đoạn lịch sử cách mạng sục sôi trong những năm trước cách mạng tháng 8/1945. Đó là cụ bà Lê Thị Hợi (tức Lê Thị Tâm), một trong số lão thành cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa hiếm hoi của tỉnh hiện còn sống. Không chỉ vậy, cụ Lê Thị Tâm còn là một trong số gần 30 học viên của lớp Huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh ở chiến khu Giằng - Sèo được tổ chức vào đầu năm 1945. Đến nay, dù đã 90 tuổi nhưng thật ngạc nhiên và đáng khâm phục khi trí nhớ của bà Tâm vẫn còn mẫn tiệp đến tuyệt. Trong câu chuyện của mình, bà luôn tự hào cho biết: những người tham gia lớp tập huấn quân sự ở Tu Lý đầu năm 1945 đều được coi là những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh ta.
Kể về những ngày ăn rừng, ở núi trong thời gian tham gia lớp tập huấn quân sự do Mặt trận Việt Minh tỉnh đứng ra tổ chức giữa những năm tháng sục sôi khí thế cách mạng, đôi mắt của bà như mờ dần về phía vô định với những dòng hồi tưởng ùa về. Theo trí nhớ của cụ Lê Thị Tâm thì vào thời gian cuối năm 1944, đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở khu vực thị xã Hòa Bình đã bước sang một giai đoạn mới. Từ trong bóng tối, chúng ta đã bước ra vừa hoạt động công khai, vừa hoạt động bí mật. Phong trào cách mạng được phát triển một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, đã bắt đầu xuất hiện những thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi Nhật, Pháp và bè lũ tay sai đã có những dấu hiệu suy yếu, nhượng bộ phong trào cách mạng của Việt Minh. Nhận thấy rõ những thời cơ trước mắt, cũng như nhận được chỉ thị của trên về việc chuẩn bị lực lượng tại địa phương cho việc khởi nghĩa giành lại chính quyền. Trước tình hình đó, nhận lệnh từ trung ương, đồng chí Vũ Thơ, khi đó đang là Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh đã bàn bạc, trao đổi với ông Nguyễn Văn Hậu, khi đó đang là y tá nhà thương của tỉnh (sau này là Chủ tịch UBHC tỉnh) về việc tìm địa điểm tổ chức lớp tập huấn quân sự để làm nòng cốt cho khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền. Đồng tình với chủ trương đó, ngay trong đêm 30 tết năm 1945 ông Nguyễn Văn Hậu đã băng rừng, vượt suối vào Tu Lý tìm gặp ông Đinh Công Sắc, vốn là một nhà lang có tư tưởng tiến bộ từ Mường Diềm được cử về làm lang cai quản vùng Tu Lý. Tại đây, ông Đinh Công Sắc đã nhất trí với việc tạo điều kiện giúp đỡ về địa điểm cho lớp tập huấn quân sự. Không chỉ có vậy, ông Đinh Công Sắc còn kêu gọi ông Đinh Công Thái, cũng là một quan lang có tư tưởng tiến bộ tham gia giúp sức.
Vẫn trong dòng hổi tưởng, bà Tâm bảo: để có được sự thành công của lớp tập huấn quân sự này, phải nói đến vai trò của ông Nguyễn Văn Hậu là rất lớn. Chính ông Hậu đã đứng ra tìm một địa điểm tập huấn tuyệt đối an toàn và bí mật với điều kiện rừng núi hiểm trở, lang tốt, dân tốt. Sau khi có được địa điểm, Ban cán sự Đảng tỉnh do đồng chí Vũ Thơ đứng đầu đã cùng với mặt trận Việt Minh tuyển chọn hơn 20 người là những thanh niên nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ, có sức khỏe và là nòng cốt của phong trào cách mạng ở thị xã Hòa Bình để đi tập huấn quân sự. Sau khi lựa chọn các đội viên đã vượt sông, băng rừng lội suối vào vùng rừng núi Giằng - Sèo (Tu Lý). Tại đây, ngoài hơn 20 người được lựa chọn trong số các đội viên đội “tự vệ đỏ” của thành phố, còn có thêm những thanh niên ưu tú ở địa phương do ông Đinh Công Sắc và Đinh Công Thái tuyển lựa, cùng với một số người tư Ninh Bình theo đồng chí Vũ Thơ lên. Đã nâng tổng số học viên của lớp huấn luyện quân sự lên con số hơn 30 người trong đó có 2 nữ đó là bà Lê Thị Tâm và bà Lê Thị Đạm (tức Vân).
Là vùng rừng núi hiểm trở, dân cư lại ở không tập trung. Thế nên trong những ngày đầu bước vào tập huấn các học viên đã gặp không ít khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn cả về trang bị vũ khí tập luyện và thiếu thốn cả cái ăn, chốn ở. Để có phương tiện tập luyện, các học viên phải chặt cây rừng đẽo súng bằng gỗ để tập luyện. Mà tập luyện kỹ đến mức, đến xem nhà đóng quân này có mấy cái bát để biết có mấy người. Ngoài ra, các học viên còn được tập huấn bài bản, có chiều sâu việc nắm bắt tình hình để tổ chức phương án đánh tập kích. Không chỉ thiếu thốn về cái ăn mà trong quá trình tập luyện, một số người dân địa phương đã gây sự chú ý khi cho rằng việc tập luyện của các học viên đã làm động thần linh. Thế là dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các học viên lại gửi người ra bến Chương (Hiền Lương) mua gạo nếp với con gà về cúng thần linh thì họ mới cho ở lại tiếp tục tập luyện. Không thể kể hết những khó khăn, vất vả và những gian khổ của những học viên vốn là những chàng trai, cô gái quen nếp sống nơi phố thị nay phải dầm mình trong sương muối, trong giá rét của vùng núi cao để luyện tập. Nhưng mọi khó khăn cũng qua đi, khi lớp tập huấn kết thúc sau gần 1 tháng. Ai cũng phấn khởi và mong ngày trở về tiếp tục hoạt động trong phong trào cách mạng ở địa phương đang sục sôi khí thế.
Sau lớp tập huấn, những chàng trai cô gái đã được tổ chức phân công về các địa phương tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Có một điều đặc biệt là trong số những người tham gia lớp tập huấn quân sự đó, trở về ai cũng phấn khởi, tích cực làm nòng cốt xây dựng phong trào, trong quá trình hoạt động cách mạng không có ai bị bắt, bị tù đày, không có ai bỏ, không ai bạc nhược. Và chính họ đã trở thành những cánh chim báo bão đi qua mùa giông tố, trở thành những nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền, huy động lực lượng tham gia khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trên địa bàn tỉnh mùa thu tháng 8 năm 1945 chỉ trong khoảng thời gian 7 ngày.
Đến nay, trải qua hơn 65 năm, những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh dù người còn, người mất nhưng họ đã trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử cách mạng. Và ở đâu đó, trong những trang sử vàng vẫn còn lưu danh thế hệ chiến sỹ kiên trung đầu tiên của tỉnh như một sự khẳng định những đóng góp của họ cho phong trào cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân và bè lũ tay sai trên vùng đất quê hương mình.
Mạnh Hùng
Sau khi những hình ảnh liên quan đến vụ hành hạ hai con voọc chà vá chân xám được tung lên mạng xã hội Facebook, Bộ Tư lệnh quân đoàn 3 đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tích cực vào cuộc điều tra và xác định được danh tính quân nhân đã giết voọc là binh nhất Nguyễn Văn Quang ( 20 tuổi, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thuộc đại đội 3, trung đoàn 7, quân đoàn 3.
(HBĐT) - Sáng 1/8 tại hội trường Sở LĐ-TB&XH, Ban điều hành Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị bàn, thống nhất nội dung, hình thức, thời gian, thể lệ tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu về Bộ luật Lao động trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT)- Đồng chí Quách Đình Thi, Phó Trưởng Công an huyện Kim Bôi cho biết: Để giữ vững ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn, trong những năm qua, Công an huyện Kim Bôi đã chủ động tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, cấp thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đảm bảo ANTT đến nhân dân và kết hợp với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại cơ sở. Do đó, trong thời gian qua tình hình ANTT ở cơ sở được giữ vững, công tác phòng- chống, xử lý tội phạm, số vụ và các vụ án đã giảm trên nhiều.
(HBĐT) - Từ ngày đến 20 - 30/7, lực lượng QLTT số 1 (thành phố Hòa Bình) đã tổ chức đợt kiểm tra việc lưu thông sách, thiết bị trường học tại các cửa hàng, siêu thị chuyên cung cấp mặt hàng sách, thiết bị trường học trên địa bàn.
(HBĐT)- Ngày 31/7, BCĐ về phòng, chống tham nhũng của tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Trần Thị Tư, trú tại khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) khiếu nại về việc ông Bùi Văn Ần, Chánh án TAND huyện Tân Lạc vay tiền từ tháng 7/2009 nhưng dây dưa không chịu thanh toán. Cho đến khi vụ việc được TAND TPHB đưa ra xét xử và Chi Cục Thi hành án TPHB thụ lý nhưng đến cuối tháng 1/2012 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Sau khi nhận được đơn của bà Tư, Báo Hòa Bình đã có công văn trao đổi với TAND tỉnh. Tại Công văn số 20/CV-TA, ngày 12/6/2012, TAND tỉnh đã trả lời như sau: