Đại diện Viện KSND Kỳ Sơn tranh tụng tại phiên toà.
(HBĐT) - Ngày 28/8, TAND tỉnh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự về việc kiện bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Nguyên đơn là các bà Nguyễn Thị Lạc, Nguyễn Thị Nguyệt, trú tại xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn). Bị đơn là VKSND huyện Kỳ Sơn, đại diện là ông Nguyễn Văn Hà, Phó Viện trưởng.
Tóm tắt nội dung vụ án như sau: Ngày 10/8/2009, Cơ quan CSĐT CA Kỳ Sơn đã ra quyết định khởi tố bị can đối với các bà Nguyễn Thị Lạc, Nguyễn Thị Nguyệt về tội hủy hoại tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 143, Bộ luật Hình sự. Quá trình điều tra vụ án, bà Lạc và bà Nguyệt bị bắt tạm giam 14 ngày (từ ngày 6 đến 20/1/2010). Ngày 27/1/2010, VKSND Kỳ Sơn đã ban hành cáo trạng, truy tố bà Lạc và bà Nguyệt theo tội danh như quyết định khởi tố bị can. Ngày 26/7/2010, TAND huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngày 18/12/2010, cơ quan CSĐT CA huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với bà Lạc và bà Nguyệt với lý do: “Đã hết thời hạn điều tra mà không tìm thấy nguồn chứng cứ xác thực chứng minh bị can đã thực hiện tội hủy hoại tài sản”. Theo đó, việc VKSND huyện ra quyết định truy tố đối với bà Lạc và bà Nguyệt mà không chứng minh được hành vi phạm tội dẫn đến oan, sai.
Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định: chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyệt và bà Lạc sửa bản án dân sự sơ thẩm số 1 ngày 5/4/2012 của TAND huyện Kỳ Sơn. Buộc VKSND huyện Kỳ Sơn phải bồi thường cho bà Lạc số tiền 45.640.000 đồng và bà Nguyệt số tiền 26.896.000 đồng. Như vậy, so với phiên tòa xét xử sơ thẩm của TAND huyện Kỳ Sơn, số tiền VKSND Kỳ Sơn phải bồi thường cho bà Lạc đã nâng lên chênh lệch thêm 22.342.800 đồng và của bà Nguyệt nâng lên chênh lệch thêm 3.598.800 đồng. Ngoài ra VKSND huyện Kỳ Sơn phải khôi phục danh dự, trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú của bà Lạc, bà Nguyệt và đăng báo xin lỗi trên một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương. Tuy nhiên sau khi phiên tòa kết thúc nguyên đơn cho rằng phán quyết của hội đồng xét xử phúc thẩm chưa thỏa đáng và sẽ tiếp tục kháng án.
Đức Phượng
(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, vào hồi 10h30 ngày 26/8, trên quốc lộ 6 thuộc địa phận huyện Cao Phong, lực lượng chức năng phát hiện một chiếc xe ôtô biển kiểm soát 29A - 110.35 đi theo hướng Hà Nội - Sơn La có dấu hiệu nghi vấn, sau khi ra tín hiệu dừng xe, đối tượng điều khiển không chấp hành và tăng tốc bỏ chạy theo tuyến quốc lộ 21B hướng Tân Lạc - Lạc Sơn.
(HBĐT) - Ngày 22/8, Công an tỉnh - Tỉnh đoàn đã ký kết liên tịch về việc phối hợp giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015.
(HBĐT) - Đà Bắc có trên 52.000 người với 5 dân tộc anh em sinh sống. Cả huyện có 20 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã nằm trong Chương trình 135, 16 xã giáp với các huyện, tỉnh bạn. Do đặc điểm như vậy nên lực lượng công an huyện trong những năm qua luôn chú trọng xây dựng lực lượng, quán triệt và nắm vững quan điểm đổi mới của Đảng, xác định công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh được đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANTT trong tình hình mới.
(HBĐT) - Trong chiến dịch Hòa Bình, chiến thắng đồi Dụ, cầu Mè (thuộc xã Mông Hóa - Kỳ Sơn) luôn được xem là một dấu son sáng chói của quân và dân các dân tộc tỉnh ta. Trải qua 60 năm, những trận đánh đó vẫn còn nguyên trong ký ức của thế hệ những người con áo nâu, chân đất, quen cấy, cày hơn cầm súng.
(HBĐT) - Ngày 24/8, huyện Đà Bắc đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. 17 thí sinh đại diện cho các đơn vị hòa giải ở cơ sở đã tham dự hội thi.
(HBĐT) - Ngày 24/8, TAND tỉnh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ hình sự mua bán trái phép chất ma túy đối với các bị cáo Phạm Thị Hồng và Phạm Thị Ngân có hộ khẩu thường trú tại phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình).