Thời gian gần đây, tại Hà Nội, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra làm rõ nhiều vụ giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền nhằm chiếm đoạt số tiền rất lớn. Do thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi nên nhiều người nhẹ dạ cả tin đã dễ dàng mắc mưu kẻ lừa đảo...

 

Hậu quả từ sự cả tin đã không chỉ khiến nhiều người tiền mất, tật mang, mà còn tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội có cơ hội thực hiện hành vi, gây mất an ninh trật tự xã hội.

Ngày 5/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Đoàn Thị Thảo, ở Nam Định 6 năm tù về tội làm và lưu hành séc giả. Thảo là kế toán trưởng, kiêm thủ quỹ được giao nhiệm vụ giữ con dấu, quản lý séc, lập sổ sách và theo dõi công nợ của Công ty Beecom. Công ty mở tài khoản tại một ngân hàng do anh Nguyễn Khắc Hợp, Giám đốc đứng tên. Anh Hợp uỷ quyền cho cấp phó là anh Hà Văn Tĩnh đứng ra giao dịch. Sau đó, anh Hợp tố cáo Thảo giả chữ ký của mình để chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Đoàn Thị Thảo, Triệu Tài Lâm, Nguyễn Thị Vân Hương.

 Với 5 tờ séc có chữ ký giả của anh Hợp, Thảo đã rút được hơn 270 triệu đồng. Trong số tiền này, Thảo đã làm thất thoát một lượng lớn. Thảo khai, mỗi lần hai sếp không có ở cơ quan, Thảo gọi điện thoại xin phép ký thay để rút tiền từ ngân hàng và được đồng ý. "Tôi không nhận thức rõ việc làm đó là sai nên mới để Thảo ký thay", người đại diện công ty cho biết.

Trước đó ít ngày, Nguyễn Thị Vân Hương, ở Hà Nội, nguyên trợ lý Văn phòng thường trú một hãng thông tấn nước ngoài tại Hà Nội đã bị phạt TAND TP Hà Nội phạt 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra thể hiện, Hương là nhân viên của văn phòng thường trú được giao nhiệm vụ quản lý dấu của văn phòng, quản lý quỹ tiền mặt, lập chứng từ thanh toán liên quan đến hoạt động của văn phòng, lương nhân viên, giao dịch với ngân hàng, lập ủy nhiệm chi, viết séc rút tiền mặt và một số nhiệm vụ khác.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Hương đã giả chữ ký của Trưởng đại diện văn phòng trong lệnh chuyển tiền, tẩy xóa số và chữ trên 16 séc đã được ký phát hành rồi ghi số và chữ có mệnh giá tiền lớn hơn, sau đó đến ngân hàng rút tiền, chiếm đoạt. Đến thời điểm bị phát hiện, Hương đã chiếm đoạt số tiền hơn 4,9 tỷ đồng.

Ở một vụ án khác cũng mới kết thúc xét xử, TAND TP Hà Nội đã phạt Trần Văn Minh, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ TMP và đồng phạm Cầm Long Thọ, mỗi bị cáo 5 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, biết một dự án lớn nằm trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội chưa triển khai xây dựng nên nên Minh và Thọ đã câu kết với nhau để trục lợi. Thọ nhờ một số đối tượng làm giả văn bản của UBND TP Hà Nội cho phép công ty của Minh được quản lý mặt bằng đất dự án này. Văn bản giả thể hiện toàn bộ con dấu của UBND TP Hà Nội, chữ ký và chức danh của một vị lãnh đạo thành phố. Mặc dù biết văn bản là giả mạo nhưng Minh vẫn sử dụng để mời chào một số đối tác thuê mặt bằng chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Cũng liên quan đến hành vi làm giả tài liệu, chữ ký của cơ quan, tổ chức, Triệu Tài Lâm, ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội vừa bị phạt 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Được biết, Lâm quen anh Trương Quang Hiển, Giám đốc Công ty Hương Sen (Lâm Đồng). Lâm thông báo với anh Hiển có khả năng xin được dự án ở khu Suối Ngọc - Vua Bà (Hà Nội) và được anh Hiển đồng ý gọi vốn đầu tư.

Sau khi nhận được "đơn xin đầu tư" của anh Hiển, Lâm tự ghi vào góc đơn với nội dung: "đồng ý theo đơn đề nghị của Công ty Hương Sen" và ký tên của một vị lãnh đạo UBND TP Hà Nội, rồi đóng dấu của UBND TP Hà Nội. Tài liệu này sau đó được gửi lại cho anh Hiển. Theo thỏa thuận của hai người, do anh Hiển chưa thông thuộc địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nên mọi thủ tục xin cấp, ký duyệt dự án giao do Lâm đảm nhận. Lâm cùng một số đối tượng khác đã làm giả giấy chứng nhận đầu tư và giả chữ ký của một vị lãnh đạo thành phố gửi cho anh Hiển để nhận hàng trăm triệu đồng.

Ngoài lừa anh Hiển, Lâm còn lừa ông Trịnh Vĩnh Bình, chủ tịch một công ty ở Mỹ. Biết ông này có nhu cầu xin giấy phép đầu tư hai khu trụ sở ở Việt Nam, Lâm hứa "chạy" giúp. Sau đó, Lâm nhờ làm giả hai văn bản có ý kiến, con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền rồi chuyển tới ông Bình và nhận 100.000 USD để "chạy" dự án.

Trước đó, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã khởi tố bị can đối với Vương Sỹ Thanh, ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) và Nguyễn Thị Minh Phương, cán bộ tín dụng một ngân hàng tại Hà Nội về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Quá trình điều tra đã làm rõ việc Thanh nhờ Phương làm thủ tục vay 4 tỷ đồng của ngân hàng nơi Phương làm việc. Biết Thanh không chứng minh được phương án giải ngân theo quy định của ngân hàng, Phương đã gợi ý để Thanh mượn sổ đỏ, chứng minh nhân dân và hộ khẩu photocoppy của ông Nguyễn Văn Mạnh, ở Hà Nội. Sau đó, Phương sử dụng thông tin cá nhân của gia đình ông Mạnh để soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và đất cho Thanh.

Khi hoàn tất hợp đồng giả, Phương ghép con dấu của Văn phòng công chứng Ba Đình, mạo chữ ký của Trưởng Văn phòng công chứng, điểm chỉ giả và giả mạo chữ ký của vợ chồng ông Mạnh, đưa cho vợ chồng Thanh ký vào bên người nhận chuyển nhượng. Sau khi hoàn thành bản hợp đồng giả, Phương đem hồ sơ về ngân hàng, làm thủ tục giải ngân cho Thanh vay gần 4 tỷ đồng. Cũng với thủ đoạn trên, Phương tiếp tục làm giả bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và đất ở, giúp Thanh vay thêm 5 tỷ đồng của ngân hàng này và nhận của Thanh 100 triệu đồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra hàng chục vụ làm giả tài liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và chữ ký của người có thẩm quyền để trục lợi bất chính. Nhìn từ những vụ án trên cho thấy, loại tội phạm giả mạo văn bản, chữ ký của người có thẩm quyền để lừa đảo đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Không chỉ thiệt hại vật chất cho bị hại, loại tội phạm này còn làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo, cũng như hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Từ những vụ án nêu trên, hi vọng mỗi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác để tránh mắc bẫy của những kẻ lừa đảo

 

                                                                     Theo Báo CAND

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng của tỉnh đã đưa 19 đối tượng bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh và được học nghề để hoàn lương.

Các chức danh cán bộ xã Trung Thành (Đà Bắc) đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định

(HBĐT) - Vừa qua, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn, thư của nhân dân xã Trung Thành (Đà Bắc) về việc một số cán bộ xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tuyển dụng con em không đủ tiêu chuẩn, không có bằng cấp vào làm cán bộ trong các ban, ngành, đoàn thể của xã. Báo Hòa Bình đã chuyển đơn - thư kiến nghị đến lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc. Ngày 21/8/2012, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc đã có văn bản trả lời Báo Hòa Bình và bạn đọc như sau:

Toàn tỉnh xảy ra 70 vụ TNGT làm 64 người chết

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, từ đầu năm đến hết ngày 30/8, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 70 vụ TNGT, làm chết 64 người và bị thương 53 người. Giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Trường Quân sự tỉnh: Đổi mới công tác GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

(HBĐT) - Trường quân sự tỉnh, với chức năng bồi dưỡng kiến thức QP - AN cho cán bộ các sở, ban ngành của tỉnh (đối tượng 3); giáo dục QP - AN cho HSSV các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề của tỉnh, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, sỹ quan thuộc lực lượng thường trực, DQTV, DBĐV, nghiên cứu khoa học.

Ban chỉ huy quân sự huyện Cao Phong: Rèn luyện kỷ luật, xây dựng cơ quan văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện CVĐ xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng cơ quan văn hóa, Đảng ủy, Ban CHQS huyện Cao Phong đã tổ chức quán triệt, học tập tới 100% cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị về mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp xây dựng. Đảng ủy ra nghị quyết lãnh đạo và đề ra biện pháp thực hiện phù hợp, phân công nhiệm vụ cho từng cấp ủy viên phụ trách.

Trả lời bạn đọc: Nơi cư trú của công dân

(HBĐT) - ông Bùi Hải Chiều (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định về nơi cư trú của công dân như thế nào?

Hội đồng nghĩa vụ Thành phố: Triển khai kế hoạch giao nhận quân năm 2012

(HBĐT) - Ngày 4/9, tại Ban CHQS thành phố Hòa Bình, Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giao nhận quân đợt II năm 2012 sẽ diễn ra ngày 07/9/2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục