Phần thi năng khiếu với tiểu phẩm “Câu chuyện làng quê” của hòa giải viên Bùi Thị Pha, xã Phong Phú đoạt giải nhì hội thi.
(HBĐT) - Ngày 13/9, huyện Tân Lạc đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi lần thứ 3 năm 2012. Tham dự hội thi có 24 hòa giải viên đến từ 24 xã, thị trấn trong toàn huyện.
Sau phần thi lý thuyết, tình huống thể hiện sự hiểu biết, kiến thức của hòa giải viên về quy định của pháp luật trong lĩnh vực hòa giải, dân sự, đất đai, HN-GĐ, bình đẳng giới…; kỹ năng, nghiệp vụ của hòa giải viên thông qua việc vận dụng xử lý các tình huống tranh chấp, mâu thuẫn cụ thể được ban giám khảo đặt ra. Phần thi tình huống được các thí sinh tham dự sôi nổi với nhiều tiết mục múa hát, kể chuyện, xây dựng tiểu phầm tự biên, tự diễn.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho hòa giải viên Bùi Thị Tư – xã Tử Nê; giải nhì: Hà Thị Hạnh - xã Địch Giáo, Bùi Thị Pha - xã Phong Phú; giải ba: Hồ Thị Dưng - xã Quy Hậu, Đinh Văn Dũng - xã Gia Mô, Bùi Thị Lệ - xã Tuân Lộ Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 18 giải khuyến khích cho các thí sinh dự thi, 1 giải phụ cho thí sinh cao tuổi nhất.
* Trong 2 ngày 11-12/9, huyện Kim Bôi đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. Tham dự hội thi có 27 hòa giải viên được tuyển chọn và đoạt giải từ hội thi hòa giải viên giỏi cấp cơ sở.
Hội thi diễn ra với 3 phần thi: lý thuyết, tình huống và năng khiếu. Nội dung thi tập trung vào các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, bình đẳng giới, đất đai, phòng-chống bạo lực gia đình... Hội thi là dịp để các hòa giải viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải, từ đó phát huy hơn hơn nữa vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác hòa giải, nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, ba giải ba và 5 giải khuyến khích cho các thi sinh dự thi. Giải nhất thuộc về hòa giải viên Bùi Văn Nam, xã Vĩnh Tiến. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải cho thí sinh cao tuổi nhất đến từ xã Thượng Tiến và thị trấn Bo.
Hà Thu
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Lương Huy, Trưởng công an xã Thống Nhất (TPHB) cho biết: Hai xóm Đồng Chụa, Đậu Khụ, xã Thống Nhất (TPHB) là vùng đồng bào dân tộc Dao sinh sống từ lâu đời gồm nhiều dòng họ khác nhau, chủ yếu là ngành Dao quần chẹt. Trong những năm qua, tình hình ANTT trên địa bàn cơ bản ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân, xây dựng xóm, bản văn hoá.
Đây là vụ án sản xuất, mua bán, tàng trữ ma túy tổng hợp (MTTH) với số lượng lớn, liên quan đến 14 đối tượng thuộc nhiều tỉnh, thành phố. Các bị can đều có thời gian đi lao động xuất khẩu tại Cộng hòa Séc, biết công thức và cách sản xuất ma túy từ một số tân dược… Trong một thời gian dài, các bị can đã tổ chức sản xuất trái phép chất ma túy tại 6 điểm ở Hà Nội và Hải Phòng.
Từ những lỗi vi phạm nhỏ như vi phạm an toàn giao thông đường bộ, trộm cắp… bất đắc dĩ phải ra tòa nhưng khoảng 2 năm gần đây tình trạng học sinh phạm tội ngày càng "phổ biến" với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình phối hợp về việc tổ chức vận động hội viên nông dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trong 2 ngày 10-11/9/2012, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban An toàn Giao thông tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho 180 cán bộ hội viên nông dân ở 3 huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong.
(HBĐT) - Tối 10/9, UBND phường Chăm Mát (TPHB) phối hợp với khu dân cư 24,25,27 ra mắt mô hình quản lý về ANTT đối với khu nhà cho HSSV và người lao động thuê trọ. Tới dự hội nghị có lãnh đạo phường Chăm Mát, công an phường, công an thành phố Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các trường: trung học KT-KT Hòa Bình, Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình và gần 100 hộ dân có nhà cho thuê trọ trong toàn phường.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Tiến Thỏa (Kim Bôi) hỏi: Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm thì bị xử phạt như thế nào? Trả lời: