(HBĐT) - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người dân được các cấp, ngành trong toàn tỉnh tập trung quan tâm tổ chức thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, thực hiện đề án TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ năm 2009 – 2012 các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã thường xuyên lồng ghép TTPBPL vào chương trình công tác của đơn vị, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tạo được bước chuyển biến về kiến thức luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân.

 

Để tiếp tục nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo chuyển biến mạnh về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, từng bước hình thành nếp văn minh, sống và làm việc theo pháp luật của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, ngày 31/10, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND về việc tổ chức triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Mục tiêu cơ bản của đề án là đến năm 2016: trên 80% người dân nông thôn và đồng bào DTTS được TTPB các quy định pháp luật về: lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính sách dân tộc, bình đẳng giới, hôn nhân- gia đình, phòng, chống bạo hành gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; trên 95% cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến người dân nông thông, đồng bào DTTS được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

Các giải pháp chủ yếu thực hiện đề án được đưa ra là: xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS, tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; khảo sát, thực hiện thí điểm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; các giải pháp về chuyên  môn, kỹ thuật tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác TTPBPL, lồng ghép việc thực hiện đề án này với thực hiện các chương trình, đề án khác; phát huy sức mạnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện đề án.

 

Đề án được chia làm 2 giai đoạn thực hiện: giai đoạn I: Từ quý IV/2012 đến hết năm 2013; giai đoạn II: Từ năm 2014 đến hết năm 2016. Đối tượng thụ hưởng chính đề án là: người dân nông thôn, đồng bào DTTS, cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào DTTS, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

 

Với đặc điểm là tỉnh miền núi, đồng bào DTTS chiếm trên 73,5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 85% dân số toàn tỉnh, đề án “Tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tiếp tục góp phần tích cực nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

 

 

                                                                      Linh Ngọc

                                                          (Văn phòng UBND tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục