Quang cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 11/12, tại hội trường Sở Tư pháp đã diễn ra hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp". Tham dự có thành viên BCĐ tỉnh, đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Sau khi nghe và thảo luận báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Đề án, hội nghị thống nhất đánh giá: các ngành thành viên đã tích cực triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. 2 tổ chức Giám định tư pháp chuyên trách là Trung tâm Pháp y (Sở Y tế) và Phòng KTHS (CA tỉnh) tiếp tục được củng cố về tổ chức. Đã công bố được cơ quan chuyên môn thực hiện Giám định tư pháp xây dựng, môi trường. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác Giám định tư pháp từng bước được hoàn thiện theo yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ Giám định viên tư pháp được củng cố, với 1007 vụ việc đã được giám định, gồm: phòng KTHS CA tỉnh giám định 802 vụ, Trung tâm Pháp y (Sở Y tế) giám định 205 vụ... Kết quả giám định cơ bản đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, đại biểu dự hội nghị cũng thẳng thẳn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất với các Bộ, ngành và tỉnh một số vấn đề liên quan đến thể chế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách thu hút nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp.
Các thành viên BCĐ và lãnh đạo các sở, ban, ngành đã thảo luận và thống nhất với nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" của tỉnh giai đoạn 2011-2015, gồm: Tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giám định tư pháp. Huy động, thu hút các cơ quan, tổ chức chuyên môn, cá nhân có năng lực, điều kiện ở các lĩnh vực vào hoạt động giám định để đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng. Tăng cường và từng bước bảo đảm về cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn xã hội về vị trí và nội dung của giám định tư pháp. Đổi mới cơ chế QLNN về công tác giám định tư pháp.
Đ.P
(HBĐT) - Giai đoạn 2008-2012, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được chọn làm thí điểm của tỉnh xây dựng “Mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình” do Bộ VH-TT&DL tài trợ. Triển khai dự án, 5 CLB “Gia đình phát triển bền vững” được thành lập tại 5 xóm Bãi Sấu, Gò Dọi, xóm Bãi Nai, phố Bãi Nai 1, Hang Nước. Đến năm 2010, mô hình CLB được thành lập tại 12 xóm còn lại.
(HBĐT) - Năm 2012, ngành NN&PTNT chú trọng đã tổ chức tuyên truyền các nội dung quy định về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đến hơn 152.600 lượt người; củng cố, tu sửa 32,5 km đường băng cản lửa tập tung tại các vùng giáp ranh có nguy cơ cháy lan cao và các vùng xác định là trọng điểm cháy.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cơ quan Thanh tra trong tỉnh đã tiến hành có trọng tâm, trọng điểm các cuộc thanh tra về kinh tế, văn hóa, xã hội và phòng – chống tham nhũng, lãng phí. Toàn tỉnh tiến hành 156 cuộc thanh tra hành chính (đã kết thúc 117 cuộc, tiếp tục tiến hành 39 cuộc), qua thanh tra phát hiện sai phạm số tiền 10.858,52 triệu đồng, đã kiến nghị thu hồi 4.157,35 triệu đồng nộp NSNN, kiến nghị xử lý 9 cá nhân có sai phạm, hủy 3 quyết định hành chính.
(HBĐT) - Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh, tính từ đầu năm đến hết tháng 11, toàn tỉnh xảy ra 118 vụ TNGT, làm chết 99 người và bị thương 96 người. So với cùng kỳ năm 2011 giảm 8 vụ, giảm 11 người chết và giảm 21 người bị thương.
(HBĐT) - Ngày 01/12, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với Trung tâm phát thanh - truyền hình Quân đội tổ chức buổi tọa đàm “Quân đội chung sức xây dựng Nông thôn mới”. Tham dự buổi tọa đàm có Thiếu tướng Đỗ Căn, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu III; Đại tá Nguyễn Phương Diện, Cục phó Cục Tuyên huấn - Tổng Cục chính trị QĐND Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo Công ty 74 - Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) cùng lãnh đạo các Sở, ngành và các chủ hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Lạc và Lạc Thủy.
(HBĐT) - Kể từ ngày 10/11/2012, Nghị định 71/2012/NĐ-CP (NĐ71) chính thức có hiệu lực. Sau thời gian hơn 10 ngày triển khai, NĐ71 đã đi vào cuộc sống, nó đã thể hiện tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Tuy vậy, bên cạnh đó NĐ cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tác động không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng và dư luận xã hội. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Phó Phòng CSGT - CAT.