Hoạt động tuyên truyền phòng, chống BLGĐ thông qua xây dựng các tiểu phẩm, kịch của các CLB ở xã Mông Hóa mang lại hiệu quả tích cực nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về BLGĐ.
(HBĐT) - Giai đoạn 2008-2012, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được chọn làm thí điểm của tỉnh xây dựng “Mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình” do Bộ VH-TT&DL tài trợ. Triển khai dự án, 5 CLB “Gia đình phát triển bền vững” được thành lập tại 5 xóm Bãi Sấu, Gò Dọi, xóm Bãi Nai, phố Bãi Nai 1, Hang Nước. Đến năm 2010, mô hình CLB được thành lập tại 12 xóm còn lại.
Chị Nguyễn Thị Xuân, cán bộ văn hóa xã cho biết: Thực hiện dự án, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống BLGĐ gồm 9 thành viên. Các CLBB thành lập ban chủ nhiệm, xây dựng các nhóm thành viên trực tiếp làm công tác tuyên truyền, hòa giải. Năm 2010, dự án kết thúc nhưng từ hiệu quả tích cực trong tuyên truyền phòng, chống BLGĐ nên mô hình CLB tiếp tục duy trì hoạt động và mở rộng ra 12 xóm còn lại của xã.
BLGĐ là vấn đề được xã hội quan tâm, tuy nhiên, vì nhiều lý do nên nhiều người còn né tránh khi nói đến BLGĐ, đối tượng bị BLGĐ lựa chọn sự im lặng, chấp nhận chứ không muốn cho mọi người biết hay công khai lên tiếng về hành vi BLGĐ, do đó, thời gian đầu, số người tham gia CLB chưa đông, chưa có nhiều người quan tâm. CLB ít chỉ có 12 thành viên, CLB đông nhất có trên 50 thành viên. Bằng nỗ lực hoạt động, tích cực phổ biến pháp luật về phòng, chống BLGĐ, gắn kết thành viên trong CLB để nắm bắt tâm tư, tình cảm, cùng chia sẻ để gần gũi, hiểu nhau hơn, triển khai công tác phòng, chống BLGĐ bằng những việc làm cụ thể. Gia đình hội viên nào có khúc mắc, mâu thuẫn, nhóm thành viên kịp thời đến gặp gỡ, trao đổi, chuyện trò làm công tác hòa giải, hàn gắn rạn nứt, tránh xảy ra xung đột dẫn tới BLGĐ. Từ đó, nhiều hộ ban đầu không tham gia đã tự nguyện kết nạp vào CLB. Toàn xã có 17 xóm đều đã thành lập CLB phòng, chống BLGĐ, số lượng thành viên tăng lên, ít nhất cũng có 30 thành viên, CLB xóm Suối Ngành có số thành viên đông nhất với 90 người. Mặc dù không có kinh phí hỗ trợ nhưng các CLB vẫn duy trì sinh hoạt đều với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, thường xuyên lồng ghép với các đoàn thể ở cơ sở để tổ chức hoạt động. Nổi bật là việc giúp nhau phát triển kinh tế gia đình trong hội viên CLB như chơi phường bằng tiền, thóc, thăm hỏi gia đình hội viên ốm đau, hiếu, hỷ hay mô hình trồng màu, rau sạch cho thu nhập cao của CLB xóm Bãi Nai… Ngoài ra, các CLB thành lập các đội văn nghệ, bóng chuyền nam, nữ thường xuyên giao lưu thi đấu thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, thông qua các hoạt động phong trào đã giúp cho hoạt động tuyên truyền thuận lợi, các đối tượng tiếp nhận thông tin về BLGĐ, các biện pháp phòng, chống BLGĐ một cách dễ dàng, dễ hiểu hơn.
Chị Nguyễn Thị Xuân cho biết thêm: Trước đây, tình trạng những người người chồng, người đàn ông trong gia đình đi uống rượu rồi về đánh vợ vẫn xảy ra. Sau khi mô hình can thiệp giảm tình trạng BLGĐ được triển khai ở xã đã tạo chuyển biến tích cực. Người dân hiểu hơn và cởi mở hơn khi nói về BLGĐ. Xã đã xử phạt hành chính trường hợp có hành vi BLGĐ ở xóm Bãi Nai với mức tiền phạt 500.000 đồng. Người đàn ông này thường xuyên rượu chè bê tha, không kiểm soát được hành vi của mình, khi say đuổi đánh vợ con, thậm chí đốt cả chuồng trâu. Sau khi vụ việc đưa lên xã giải quyết xử phạt hành chính, ông đã tỉnh ngộ, từ đó không còn tình trạng uống rượu đánh vợ nữa mà nghiêm chỉnh làm ăn lo kinh tế gia đình. Qua đó tạo hiệu quả răn đe đối với các trường hợp có hành vi BLGĐ, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa chung. Đến nay trên địa bàn không xảy ra các vụ việc lớn, nghiêm trọng, ngoại trừ những xích mích, cãi cọ nhỏ khó tránh khỏi trong gia đình.
Cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, chú trọng đẩy mạnh hoạt động phòng, chống BLGĐ đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống BLGĐ ở xã Mông Hóa, góp phần giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng BLGĐ, thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Thu Hà
(HBĐT) - Kể từ ngày 10/11/2012, Nghị định 71/2012/NĐ-CP (NĐ71) chính thức có hiệu lực. Sau thời gian hơn 10 ngày triển khai, NĐ71 đã đi vào cuộc sống, nó đã thể hiện tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Tuy vậy, bên cạnh đó NĐ cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tác động không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng và dư luận xã hội. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Phó Phòng CSGT - CAT.
(HBĐT) - Đứng trước vành móng ngựa, những kẻ “nghịch tử” tuổi còn quá trẻ (tuổi teen) vốn coi trời bằng vung trở nên hiền lành đến lạ. Và cũng chỉ ở cuối con đường tội lỗi, chúng mới nhìn về phía người thân đang co mình cố giấu đi những giọt nước mắt chua xót, tủi nhục như một nơi bám víu cuối cùng...
(HBĐT) - Ngày 30/11, TAND tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Sùng A Cánh (sinh năm 1982) trú tại xóm Pà Cò Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
(HBĐT) - Ngày 29/11, UBND thành phố Hoà Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác QP - QSĐP năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013.
(HBĐT) - Ngày 29/11, TAND tỉnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Văn Du (sinh năm 1982) trú tại xóm Quyết Thắng, xã Bao La (Mai Châu) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(HBĐT) - Bắc Sơn là xã vùng sâu, xa cách trung tâm huyện Kim Bôi 14 km, chia thành 5 xóm với 727 hộ, 3.316 nhân khẩu. Nhiều năm trước vẫn còn xảy ra tệ nạn xã hội, trộm cắp, uống rượu say gây mất ANTT. Bám sát vào chỉ đạo của cấp trên, xã Bắc Sơn đã ban hành nhiều giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng- chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn; kiện toàn nâng cao năng lực mạng lưới công an xã, tăng cường phối hợp với dân quân tự vệ triển khai công tác an ninh…