Giám định viên phòng KTHS (Công an tỉnh) giám định hêrôin phục vụ các chuyên án ma túy.

Giám định viên phòng KTHS (Công an tỉnh) giám định hêrôin phục vụ các chuyên án ma túy.

(HBĐT) - Những năm qua, hoạt động giám định tư pháp (GĐTP) đã tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của mình trong hoạt động tố tụng. Kết quả giám định là cơ sở quan trọng để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác GĐTP”, từ năm 2011 đến nay, chất lượng và hiệu quả hoạt động GĐTP trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực.

 

Ông Quách Đình Minh, Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Với vai trò cơ quan thường trực, Sở Tư pháp đã tham mưu cho BCĐ ban hành các văn bản làm căn cứ triển khai thực hiện trong tỉnh. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp tục lồng ghép, tuyên truyền pháp luật về GĐTP và các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đối với công tác GĐTP ở địa phương. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, KH&CN, TN&MT, CA tỉnh rà soát lại đội ngũ giám định viên (GĐV). Lựa chọn, cử GĐV tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp, Viện KTHS (Bộ CA) và Viện Pháp y quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức. Bồi dưỡng, tạo nguồn bổ nhiệm GĐV tư pháp chuyên trách tại Trung tâm pháp y (Sở Y tế), Phòng KTHS (CA tỉnh). Phối hợp với CA tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh lựa chọn, đề xuất nhân sự tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm 3 GĐV tư pháp, đề nghị Bộ Tư pháp xem xét, cấp thẻ cho 50 GĐV tư pháp và tổ chức trao thẻ cho các GĐV theo quy định.

 

Là thành viên BCĐ, CA tỉnh triển khai thực hiện các mục tiêu kế hoạch thực hiện Đề án trong ngành. Tuyển dụng bổ sung 1 biên chế cho Phòng KTHS. Cử CBCS phòng KTHS tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để tạo nguồn nhân lực bổ nhiệm GĐV KTHS và pháp y. Phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn nhân sự, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm 3 GĐV KTHS và pháp y. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định. Sở Y tế, chỉ đạo Trung tâm pháp y, BVĐK tỉnh khai thác, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động giám định pháp y, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cử GĐV, cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Trung ương tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, tạo nguồn bổ nhiệm GĐV Pháp y trong thời gian tới. Sở Xây dựng tham mưu giúp UBND tỉnh đề xuất và được Bộ Xây dựng công nhận và công bố Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng) là tổ chức chuyên môn có chức năng thực hiện giám định tư pháp xây dựng.

 

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức GĐTP và 1 tổ chức chuyên môn đăng ký hành nghề GĐTP đang hoạt động là Trung tâm pháp y (Sở Y tế); Phòng KTHS, CA tỉnh, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng). Với tổng số 50 GĐV tư pháp gồm: 13 GĐV chuyên trách và 37 GĐV kiêm nhiệm. Theo lĩnh vực, có  30 GĐV  pháp y, 10 GĐV KTHS; 3 GĐV kế toán -tài chính, 1 GĐV môi trường, 8 GĐV văn hóa phẩm - nghệ thuật; 1 GĐV KH-KT. Ngoài các tổ chức GĐTP nêu trên, một số lĩnh vực khác có thể có phát sinh trưng cầu GĐTP đều đã có các GĐV hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

 

Từ ngày 1/10/2010 đến cuối năm 2012, các tổ chức GĐTP đã giám định 1.007 vụ việc. Trong đó, Phòng KTHS giám định 802 vụ gồm 272 vụ ma tuý, 26 vụ tài liệu; 7 vụ đường vân; 281 vụ pháp y tử thi; pháp y thương tích 181 vụ; số đóng trên vật liệu 17 vụ; 13 vụ sinh học;  số khung, số máy 3 vụ; dấu vết cơ học 2 vụ. Trung tâm pháp y đã giám định  y 205 vụ gồm 4 vụ tử thi, 201 vụ thương tích. Qua đó đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, phục vụ đắc lực công tác điều tra, truy tố, xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp.

 

Mặc dù đã có những bước tiến triển, nhưng hoạt động GĐTP trên địa bàn tỉnh cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng KTHS bày tỏ: Pháp luật đã có quy định về chế độ đãi ngộ đối với GĐV tư pháp, nhưng chưa tương xứng với sự vất vả, phức tạp, độc hại của nghề này. Tỉnh ta chưa có cơ chế thu hút nguồn nhân lực làm công tác GĐTP và chính sách hỗ trợ cho các GĐV, kỹ thuật viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, nên dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng kế cận. Việc thanh toán chế độ bồi dưỡng cho các GĐV tư pháp theo QĐ số 74/ 2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ chung. Vì vậy, để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GĐTP đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, ngoài việc sớm hoàn thiện về thể chế, đề nghị các cấp, ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ GĐV tư pháp. 

                                                                                 

                                                                              Đức Phượng

 

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục