(HBĐT) – Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, những năm gần đây tỉnh ta đã có thêm nhiều loại hình doanh nghiệp đi vào hoạt động. Sự gia tăng của các DN dân doanh, DN liên doanh với nước ngoài và DN có 100% vốn nước ngoài... đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Lực lượng lao động này chủ yếu xuất thân từ nông thôn, đa số mới tốt nghiệp THCS, nhận thức về pháp luật chưa cao nên chưa tự bảo vệ được mình khi quyền lợi hợp pháp, chính đáng bị chủ sử dụng lao động xâm hại. Vì vậy tăng cường công tác TTPBGDPL cho người lao động trong DN luôn là điều cần thiết.

 

Từ năm 2009, tỉnh đã triển khai, thực hiện nghiêm túc Đề án TTPBGDPL cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (SDLĐ) trong các loại hình DN. Hoạt động tuyên truyền chủ yếu là tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật và tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu tạo sự chuyên biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với NLĐ và  người SDLĐ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà trong các DN, góp phần phục vụ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tiếp tục thực hiện Đề án,  trong năm 2012, Ban điều hành Đề án đã phối hợp với 5 DN tổ chức hội nghị TTPBPL lao động; tổ chức 18 cuộc kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị thực hiện các tiểu Đề án tuyên truyền; phát tờ rơi, tổ chức các lớp TTPBPL tại các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thuỷ… Phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT-TH tỉnh đăng tải các chuyên trang, chuyên mục, phát sóng các bản tin nhằm TTPBPL đến NLĐ và người SDLĐ. Đặc biệt, trong năm đã tổ chức thành công cuộc thi “Tìm hiểu về bộ luật lao động” thu hút đông đảo NLĐ, người SDLĐ trong toàn tỉnh tham gia với 25.000 bài dự thi.

 

Qua 3 năm thực hiện Đề án TTPBGDPL cho NLĐ và  người SDLĐ đã đạt được kết quả nhất định. Đánh giá đúng tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc TTPBGDPL cho NLĐ và người SDLĐ, tỉnh ta xác định: tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong các DN trên địa bàn. Theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng chương trình, kế hoạch TTPBGDPL trong giai đoạn 2013-2016. Trong đó đã đưa ra các giải pháp và nhóm giải pháp  tuyên truyền, phổ biến, thực hiện mục tiêu cụ thể hoá các quy định chung nhất của Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012. Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền  dưới nhiều hình thức áp dụng phù hợp  cho từng đối tượng, từng loại hình DN để có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là đã có sự tìm tòi, sáng tạo để thay đổi phương thức truyền tải nội dung tuyên truyền, học hỏi các mô hình tuyên truyền của các ban, ngành, đoàn thể khác như hình thức sân khấu hoá, truyền thông dưới hình thức gameshow, đơn giản hoá  những quy định phức tạp, khó hiểu… Để làm được điều này, việc làm trước tiên là sẽ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật lao động, trợ giúp pháp lý lao động và cả báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ cấp xã, phường và các Trung tâm giới thiệu việc làm, các khu công nghiệp. Ngoài việc duy trì các hoạt động tuyên truyền pháp luật như phát tờ rơi, tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật tại các các DN, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật… trong năm 2013, cơ quan thường trực đã có đề xuất, tham mưu: tổ chức thêm các hộ nghị, hội thảo, toạ đàm, phối hợp hỗ trợ DN xây dựng Tủ sách pháp luật tại DN. Tiến hành chỉ đạo điểm việc thực hiện các chính sách khuyến khích DN TTPBPL lao động và các bộ luật khác liên quan tới hoạt động của DN. Sau đó tổ chức lựa chọn bồi dưỡng và nhân điển hình thông qua các hoạt động tham quan, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, nhân rộng điển hình. Lồng ghép công tác tuyên truyền qua các chương trình thanh tra, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra liên ngành để kịp thời uốn nắm và hướng dẫn các DN thực hiện các quy định của pháp luật.

 

Trong điều kiện nhiều DN chưa quan tâm đến chính sách pháp luật, tổ chức công đoàn cơ sở ở các DN hoạt động kém hiệu qủa… thì đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền là điều thực sự cần thiết để đạt được hiệu quả như mong muốn: tạo mối quan hệ hài hoà giữ NLĐ và người SDLĐ trong các DN.

 

                                                                                   

 

                                                                               Thuý Hằng

 

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục