Ngày 9/4/2013, TAND tỉnh xét xử sơ thẩm vụ bị cáo Nguyễn văn Cẩn về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
(HBĐT) - Họ là những cán bộ hưu trí hoặc cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các ban, ngành, đoàn thể, doanh nhân… có kiến thức pháp lý được HĐND tỉnh bầu ra để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cùng cấp. Ý thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình khi ngồi trên ghế quan toà, họ đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm để cùng với các thẩm phán thực hiện tốt công tác xét xử, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Là hội thẩm, khi được phân công giải quyết vụ án họ có nhiệm vụ: nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; tham gia xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm ( riêng đối với các vụ án hình sự, hội thẩm có thể tham gia xét xử theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp cần thiết); tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Vinh dự vì được ngồi trên ghế quan tòa, mặc trang phục theo quy định, cùng tham gia xét hỏi, đưa tiếng nói từ phía xã hội vào quá trình xét xử giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đi cùng với niềm vinh dự đó là trách nhiệm khá nặng nề bởi hội thẩm hầu hết là những người không được đào tạo chính quy về ngành luật và cũng không làm việc trong các ngành thuộc khối tư pháp .
Với thâm niên 13 năm làm hội thẩm và hiện đang là Phó đoàn Hội thẩm tỉnh, ông Quách Minh Nhiên, Chánh Văn phòng Sở Nội vụ tỉnh bày tỏ: có thể nói hội thẩm không phải là nghề mà người ta có thể dựa vào đó để kiếm sống nuôi bản thân và gia đình. Hiện tại, mỗi hội thẩm chúng tôi được cấp 3 bộ quần áo/1 nhiệm kỳ (1 bộ cho mùa đông và 2 bộ xuân - hè), phụ cấp 50.000 đồng /người/1vụ xét xử. Với những hội thẩm là cán bộ, công chức, thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc của cơ quan, đơn vị. Trong khi để hoàn thành tốt nhiệm vụ hay nói cách khác, không chỉ ngồi ghế "dự bị" trong các phiên tòa, mỗi hội thẩm đều phải dành thời gian để học tập, trau dồi kiến thức về pháp luật, xã hội và kinh nghiệm xét xử. Nếu xét xử vụ án đơn giản có thể dành quỹ thời gian 1 ngày để nghiên cứu hồ sơ nhưng với những vụ án phức tạp, quỹ thời gian dành cho công việc này phải lên tới 3-4 ngày. Theo quy định được đưa ra trong quy chế về tổ chức hoạt động của hội thẩm TAND: hội thẩm tham gia xét xử theo sự phân công của TAND mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do pháp luật tố tụng quy định; tham gia TTPBGDPL và tham gia hòa giải ở cơ sở; chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tòa án; giữ bí mật Nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật... Tại (Điều 5), Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 ghi rõ: khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Pháp luật tố tụng quy định: khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Ngoài những quy định trên, hoạt động của hội thẩm còn chịu sự giám sát của HĐND và MTTQ cùng cấp, sự kỳ vọng của nhân dân... Vì vậy, mỗi hội thẩm đều dành phát huy hết khả năng, tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ. Ở những khóa trước, đội ngũ hội thẩm TAND tỉnh có số lượng đông hơn với nhiều thành phần nhưng về chất lượng có phần chưa đảm bảo. Đến nay, thực hiện cải cách tư pháp, đội ngũ hội thẩm của TAND tỉnh cũng được tinh gọn đi còn 17 người. 100% hội thẩm đều có trình độ đại học, trong đó có 1 tiến sỹ và 2 thạc sỹ. Với những kiến thức cơ bản về pháp luật, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết xã hội..., họ đã thực hiện tốt vai trò của hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử.
Theo báo cáo của TAND tỉnh, năm qua, tỷ lệ án hủy, cải sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán 44 vụ. Trong đó, hủy 22 vụ, bằng 0,5%; sửa 22 vụ, bằng 0,95%, đều thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu thi đua do Tòa án nhân dân Tối cao quy định ( hủy không quá 1,16%, sửa không quá 4,2%). Trong quý I/2013, TAND tỉnh đã thụ lý 672 vụ việc các loại và đã giải quyết 602 vụ, đạt tỷ lệ 89,5%. Tỷ lệ án bị tiêu hủy, cải sửa giảm so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của những hội thẩm nhân dân trong mỗi phiên tòa.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Trong những năm qua, Thanh tra huyện Yên Thủy đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, hoàn thành các kế hoạch được giao trong giải quyết đơn. thư KN-TC và phòng- chống tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật tạo được niềm tin trong dân với các cấp chính quyền.
(HBĐT) - Ngày 23/4, tại huyện Lạc Sơn, Ban chỉ đạo diễn tập KVPT tỉnh do Thiếu tướng Bùi Đình Phái, UV BTV Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực làm trưởng đoàn cùng với đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo đã làm việc về, triển khai nhiệm vụ diễn tập KVPT cho huyện Lạc Sơn và Sở Giao thông - Vận tải (GTVT).
(HBĐT) - Là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, tuy vậy trong những năm qua, KT-XH ở Đoàn Kết (Yên Thủy) đã có những bước chuyển dịch đáng mừng, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, trong sự phát triển chung đó, Đoàn Kết cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước tình hình ANTT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tội phạm và TNXH vẫn có xu hướng gia tăng.
(HBĐT) - Ngày 23/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC67), Công an tỉnh đã tổ chức tập huấn triển khai Thông tư số 12/2013 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 20 Thông tư số 36 của Bộ Công an về quy định đăng ký xe cho 39 cán bộ, chiến sỹ CSGT, trật tự cơ động các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 11/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 442/QĐ-TTg “Về việc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho 78 liệt sỹ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB-XH và 14 tỉnh, thành phố. Trong đó, có liệt sỹ Đỗ Mạnh Linh, Thượng úy, Phó đại đội trưởng, phòng PC 65 Công an tỉnh đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày 19/5/2011.
(HBĐT) - Vào trung tuần tháng 3, chúng tôi có mặt tại Trại tạm giam Công an tỉnh gặp lại một nhân vật từng làm gieo rắc nỗi kinh hoàng với lực lượng công an và nhân dân địa phương. Dương Ngô Duy, SN 1973 ở thôn Đồng Gai, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, 1 trùm ma túy thực thụ vùng Kinh bắc, kẻ coi thường cả tính mạng mình khi hùng hồn tuyên bố “đằng nào cũng chết thà tự chết còn sướng hơn”. Ấy vậy mà khi gặp lại Duy, lần đầu tiên tôi thấy Duy khóc. Những giọt nước mắt nối dài khi Duy kể về gia đình, bố mẹ, những đứa con. Ngày giỗ bố mẹ, không về được, hắn ân hận, dằn vặt. Tính bản thiện trong con người tử tù thức tỉnh, dù muộn vẫn hơn không.