(HBĐT) - Xác định rõ vai trò quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, trong những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến công tác xây dựng gia đình no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững. Đặc biệt, sau khi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lựa thi hành, công tác này càng được phát triển mạnh hơn.
Cùng với chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai và thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (tập trung tuyên truyền các quy định của Luật và củng cố, phát triển các mô hình câu lạc bộ liên quan đến gia đình do các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân xây dựng và duy trì trong nhiều năm qua). Tỉnh cũng tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Thông qua khảo sát tại một số địa bàn trong tỉnh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ phải chịu một trong các hình thức bạo lực gia đình như: bạo lực thể xác, tinh thần, tình dục và về kinh tế không phải là nhỏ. Từ kết quả khảo sát này, (thông qua sự giúp đỡ từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) để triển khai thí điểm “mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình”. Mô hình này được thực hiện từ năm 2008- 2010 với các hoạt động như: thành lập Ban chỉ đạo mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình của xã, triển khai 5 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững tại 5 xóm với 185 hộ gia đình tham gia. Qua 3 năm triển khai mô hình phòng chống bạo lực gia đình tại xã Mông Hóa, các nhóm phòng - chống bạo lực gia đình đã tham gia tư vấn, hòa giải 52 vụ vụ mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ gia đình. Điều phấn khởi là qua triển khai mô hình, số vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình đã giảm dần và tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa tăng theo từng năm. Nếu như năm 2008, toàn xã Mông Hóa chỉ có 686 hộ đạt gia đình văn hóa, thì năm 2010, con số này tăng lên 976 hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 0,4%.
Cũng từ năm 2008 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình như: tổ chức hội thi viết tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình, thu hút trên 60.000 người tham gia làm bài dự thi. Tổ chức các hội thi nhân ngày “gia đình Việt Nam” từ cấp huyện đến cấp tỉnh, mở ra ngày hội tuyền truyền hiệu quả về mô hình gia đình và các hoạt động phòng - chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình văn hóa... Đặc biệt, thông qua sự giúp đỡ của tổ chức GRET tại Hòa Bình, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã mở được 148 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho trên 5.000 lượt cán bộ và nhân dân; cung cấp 32.400 tài liệu và 457 đĩa CD tuyên truyền về Luật phòng - chống bạo lực gia đình; tổ chức tuyên truyền lưu động và 6 đêm thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình tại các xã vùng dự án thuộc các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, thành phố Hòa Bình.
Thông qua “mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình” tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) và các xã vùng dự án của tổ chức GRET cho thấy, số vụ bạo lực gia đình giảm nhiều so với trước khi triển khai dự án, nhận thức của nhân dân được nâng cao. Nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn các xã này đã được xử lý kịp thời, không còn tình trạng coi đó là việc riêng của các gia đình. Một số đối tượng thường xuyên gây bạo lực gia đình đã được đi cải tạo lao động tập trung nên có tác dụng răn đe, tuyên truyền tốt. Như vậy, việc xây dựng mô hình phòng - chống bạo lực gia đình ở địa phương đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về tác hại của bạo lực gia đình, hình thành ý thức phòng, chống bạo lực gia đình, thi đua xây dựng gia đình văn hóa, loại bỏ thói hư, tật xấu.
Từ những kết quả này, các địa phương trong tỉnh đều mong muốn được nhân rộng “mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình”. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là kinh phí và tổ chức thực hiện nên đòi hỏi mỗi địa phương cần có sự quan tâm toàn diện của chính quyền cộng với sự tự giác, tích cực của người dân, mới có thể phát triển được các mô hình, vì sự bình yên, hạnh phúc của từng gia đình và cộng đồng làng, xã.
Lê Hà
(Sở Tư pháp)
(HBĐT) - Trong 1 tháng (từ ngày 16/7 – 15/8), trên địa bàn tỉnh xảy ra 44 vụ phạm tội về trật tự xã hội làm 1 người chết, 4 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính 406,8 triệu đồng. So với cùng kỳ tháng trước giảm 8 vụ.
(HBĐT) - Thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, trong những năm qua, Công an thành phố Hòa Bình đã không quản ngại khó khăn, bám sát cơ sở, ra sức thi đua học tập, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hành động và việc làm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Theo kết quả kiểm tra sơ bộ Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26-4-2013 của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (ĐB-ĐS), TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, trong văn bản này, nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý.
(HBĐT) - Ngày 23/8, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thành Đạt đối với bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST ngày 27/5/2013 của TAND huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Ngày 23/8, tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh (TTTGPL), Đoàn giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh), do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế làm trưởng đoàn đã giám sát công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện các Ban của HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 22/8, tại xã Mỹ Thành, LĐLĐ huyện Lạc Sơn phối hợp với Công an huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị truyền thông, giáo dục pháp luật cho 100 cán bộ, CNVC, lao động xã Mỹ Thành.