Rất đông người dân tham dự buổi TGPL lưu động tại xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong).

Rất đông người dân tham dự buổi TGPL lưu động tại xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong).

(HBĐT) - Theo trình bày của ông Đinh Văn Phòng ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong), trước đây, ông có mảnh đất ở xóm Lòn được UBND huyện Kỳ Sơn cấp tại tờ bản đồ số 5, số thửa 10 diện tích 1.300 m2 đất ở lâu năm từ ngày 12/8/1991. Năm 1992, ông Phòng cho ông Nguyễn Văn Biện, bố đẻ của anh Nguyễn Văn Đàn trú ở xóm Tráng, xã Bình Thanh mượn để ở. Vài năm sau đó, ông Biện qua đời, anh Nguyễn Văn Đàn tiếp tục ở, đến năm 2000, ông Phòng đến đòi lại đất nhưng anh Đàn nói anh cũng có GCN QSD đất tại mảnh đất trên.

 

Nhiều năm trôi qua, ông Phòng đã làm đơn đề nghị, xem xét cấp GCN QSD đất tới UBND huyện, phòng TN - MT nhưng chưa được xem xét, giải quyết. Đến thời điểm đầu năm 2013, tại cuộc trợ giúp pháp lý lưu động do Chi nhánh TGPL triển khai trên địa bàn, ông Phòng có dịp chia sẻ câu chuyện của mình. Cũng tại đây, ông nhận được sự tư vấn, hướng dẫn tận tình của trợ giúp viên pháp lý.

 

Anh Nguyễn Đình Huy, trợ giúp viên pháp lý của Chi nhánh TGPL huyện cho biết: Xác định đây là vụ việc cấp chồng, cấp sai “1 mảnh đất, 2 sổ đỏ”, cán bộ Chi nhánh đã tư vấn cho ông Phòng soạn thảo đơn gửi TAND huyện, đồng thời tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thu hồi GCNQSD đất không đúng quy định. Thời gian không lâu sau đó, cũng qua trao đổi, trợ giúp, bên gia đình ông Phòng và gia đình anh Đàn đã thống nhất hòa giải, 2 bên tự thoả thuận, cụ thể anh Đàn, đồng ý mua lại mảnh đất có GCN QSD đất đứng tên ông Phòng từ năm 1991, còn ông Phòng tự nguyện rút đơn về. Đây cũng là một trong số vụ việc điển hình thành công từ khi thành lập Chi nhánh đến nay, vụ việc được hòa giải thành qua trợ giúp mà không phải giải quyết trước tòa dân sự.

 

Trên thực tế, cuộc sống nảy sinh không ít khó khăn, vướng mắc, trong khi nhiều người dân còn băn khoăn, chưa tường tận, chưa biết gặp cơ quan chức năng nào để hỏi. Trung tâm TGPL và các chi nhánh TGPL ra đời đã phần nào đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của bà con, nhất là những cuộc TGPL lưu động ở vùng sâu, xa giúp đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận và trợ giúp hiệu quả. Được thành lập từ năm 2011 đến nay, Chi nhánh TGPL huyện Cao Phong đã tổ chức nhiều cuộc TGPL lưu động đến các xóm, bản nơi trình độ dân trí của bà con còn hạn chế nhằm bảo trợ, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, giúp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bà con. Thông qua TGPL lưu động, những cán bộ làm công tác TGPL đã tuyên truyền, phổ biến tới người dân về Luật TGPL và nhiều Luật khác như Hôn nhân - Gia đình, Giao thông đường bộ, Đất đai, phòng - chống bạo lực gia đình... Nguyên tắc trong quá trình thực thi trợ giúp là cán bộ tư vấn chỉ dừng trợ giúp khi đã giải đáp thỏa đáng tất cả các câu hỏi của người dân. Cũng theo những cán bộ TGPL của Chi nhánh, thường các buổi trợ giúp lưu động thu hút rất đông bà con và nhận được nhiều câu hỏi. Đơn cử như cuộc TGPL gần đây tại xóm Tiện, xã Thung Nai, số phiếu hỏi lên tới 30 phiếu. Cuộc trợ giúp kéo dài từ 7h sáng đến đầu giờ chiều mới kết thúc.

 

Bình quân mỗi năm, Chi nhánh TGPL tổ chức 8 - 10 đợt TGPL lưu động. Riêng năm 2013 đã triển khai 9 đợt ở 16 điểm xóm, bản, tập trung ở các xã Yên Lập, Yên Thượng, Thung Nai, Bình Thanh, Xuân Phong, Đông Phong, Bắc Phong. Tổng số đã thu hút  hơn 700 người dự, tư vấn tại chỗ cho 140 đối tượng được TGPL miễn phí. Vấn đề mà bà con băn khoăn và hỏi nhiều nhất là đất đai, chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ chính sách, người cao tuổi... Phát huy vai trò cầu nối chính sách, pháp luật với nhân dân, TGPL lưu động trên địa bàn huyện đã có ý nghĩa thiết thực động viên nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hạn chế đơn, thư KN-TC góp phần đảm bảo ANTT.

 

 

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục