Đa số người sử dụng xe đạp diện, xe máy điện là HS-SV hầu hết đều không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
(HBĐT) - Tiết kiệm nguyên liệu trong thời buổi giá cả xăng - dầu tăng cao, dễ sử dụng, giá cả hợp lý, nhỏ gọn, dễ dàng đi trong các ngõ ngách, nhiều mẫu mã phong phú, thân thiện với môi trường, khiến xe đạp điện đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Bên cạnh những tiện ích, nguy cơ về mất an toàn giao thông do xe đạp điện gây ra đang là vấn đề khiến các ngành chức năng và không ít người tham gia giao thông hết sức lo ngại.
Chưa có thống kê trên địa bàn thành phố Hòa Bình nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung có bao nhiêu chiếc xe đạp điện. Các ngành chức năng cũng chưa thống kê có bao nhiêu vụ TNGT mà nguyên nhân chính do xe đạp điện gây ra. Nhưng đến cổng các trường THCS, PTHT dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ học sinh sử dụng xe đạp điện ở khu vực thành phố hiện chiếm tới 65 - 70%. Trong thực tế đã có không ít vụ TNGT dẫn đến chết người hoặc bị thương liên quan đến xe đạp điện (XĐĐ), xe máy điện (XMĐ). Tuy nhiên, trên thực tế, do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân chưa cao hoặc có thể là thiếu sự hiểu biết về Luật nên phần lớn người điều khiển XĐĐ, XMĐ không thực hiện theo đúng quy định. Từ đó, thường xảy ra một số lỗi vi phạm như: không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đi không đúng làn đường, chở quá số người quy định... Thực trạng đó khiến tình hình TTATGT càng trở nên phức tạp. Trong khi đó, chế tài xử lý người điều khiển XĐĐ, XMĐ vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, người điều khiển xe đạp điện dưới 16 tuổi không bị phạt tiền mà chỉ bị tạm giữ xe 10 ngày, người điều khiển từ 16 - 18 tuổi bị phạt 75.000 đồng và người trên 18 tuổi vi phạm cũng chỉ bị xử phạt hành chính 150.000 đồng... Chính vì mức phạt quá nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Không chỉ gây mất ATGT, việc bùng nổ trào lưu sử dụng XĐĐ, XMĐ còn làm phát sinh thêm loại tội phạm trộm cắp phương tiện này, ảnh hưởng không nhỏ đến TTATXH. Do vậy, để nâng cao cảnh giác của học sinh đối với hành vi trộm cắp cũng như nâng ý thức chấp hành giao thông cần phải có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay trong nhà trường.
Trước những nguy cơ gây TNGT từ vi phạm liên quan đến loại phương tiện này và nhằm hạn chế tối đa những vi phạm khi tham gia giao thông, ngày 1/11/2013, Ủy ban ATGT quốc gia ban hành Kế hoạch 334 về tổ chức chiến dịch tuyên truyền, xử lý vi phạm liên quan đến XĐĐ, XMĐ. Trong đó, công tác tuyên truyền tập trung hướng dẫn người dân cách nhận biết xe đạp điện, cách lựa chọn loại xe thích hợp cho HS-SV, các quy định xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông trên đường bộ liên quan đến XĐĐ, XMĐ; hướng dẫn người sử dụng XĐĐ, XMĐ an toàn, hiệu quả; nguyên nhân, hậu quả TNGT liên quan đến loại phương tiện này. Theo kế hoạch, thời gian thực hiện chiến dịch từ 1/11 - 31/12/2013. Đặc biệt, ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT liên quan đến XĐĐ, XMĐ, đặc biệt là hành vi không đội MBH, lạng lách, đánh võng, vi phạm tốc độ khi tham gia giao thông. Địa bàn xử lý: các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, THPT trên địa bàn cả nước. Những đoạn đường, nút giao thông tập trung nhiều phương tiện, có tình hình giao thông phức tạp. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh ta việc ra quân, tuyên truyền và TTKS xử lý những vi phạm về XDĐ, XMĐ vẫn chưa được quan tâm chú trọng. Vì vậy, người điều khiển XDĐ, XMĐ vẫn thờ ơ, xem nhẹ những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Ngoài sự tiện ích và thân thiện môi trường, xe đạp điện, loại phương tiện chạy bằng ắc quy đang trở nên phổ biến cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến TTATGT. Đã đến lúc các cấp, ngành cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Có như vậy mới nâng cao nhận thức và ý thức của người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông, nhất là các em học sinh để giảm thiểu nguyên nhân, hậu quả do TNGT gây ra và hướng tới mục tiêu giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương do TNGT.
Đức Phượng
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn tỉnh đã tạo được những dấu ấn rõ nét. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh công tác CCHC trong đăng ký, quản lý cư trú, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của lực lượng công an các cấp. Lực lượng Công an các cấp trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh thực hiện CCHC trong đăng ký, quản lý cư trú, tập trung cải tiến lề lối làm việc, đổi mới quy trình công tác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Đồng thời tích cực nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCS.
(HBĐT) - Ngày 10/2, Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Quân sự tỉnh đã tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2014.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an thành phố Hòa Bình, vào 14h, ngày 7/2, tại buồng giam số 8, nhà tạm giữ - tạm giam, Công an thành phố Hoà Bình phát hiện đối tượng Trịnh Hoàng Dương (sinh năm 1991), trú tại tiểu khu Bờ - thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) là đối tượng đang áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ ngày 10/1/2014 (Theo Quyết định của Cơ quan CSĐT thành phố Hòa Bình) đã dùng chăn của phạm nhân cùng buồng bện thành dây treo lên ô cửa thông khí buồng lưu giam để tự sát.
(HBĐT) - Lễ hội đền Bờ là một trong những lễ hội lớn nhất trong tỉnh và thường kéo dài từ tháng 1 – 3 âm lịch. Những năm gần đây, ngay từ mồng 1 Tết đã có không ít du khách đến điểm du lịch tâm linh này, cao điểm nhất là trong tháng 1 âm lịch. Để đến được đền Bờ, du khách có thể đi thuyền từ cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TP. Hòa Bình), cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) và một số ít người đi từ bến Bãi Sang (Mai Châu), Bình Thanh (Cao Phong). Theo số liệu thống kê của Đội CSGT đường thủy, phòng CSGT (Công an tỉnh), vào thời gian cao điểm, mỗi ngày có 120 lượt tàu thuyền xuất bến, mỗi tuần có trên 15.000 lượt khách thăm quan. Công tác đảm bảo ATGT đường thủy mùa lễ hội là một vấn đề trọng tâm.
(HBĐT) - Từ 2002 đến nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi có 191 người chấp hành xong án phạt tù. Trong đó 12 người chết, tái phạm đang chấp hành án 17 người, chuyển nơi khác 14 người, hiện còn 148 người đang cư trú tại địa phương. Qua rà soát đã có 63 người được xóa án tích, 85 người chưa được xóa án tích. Theo khảo sát của Công an huyện Kim Bôi, hầu hết số người sau khi chấp hành xong hình phạt tù trở về đều ăn năn, hối cải, cố gắng tu dưỡng, tích cực tham gia sản xuất ổn định cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn một số đối tượng sau khi trở về vẫn tái phạm với mức độ phạm tội nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt hơn. Họ tìm mọi cách trốn tránh pháp luật, che giấu hành vi phạm tội gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
(HBĐT) - Theo số liệu từ Công an tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ TNGT, làm chết 3 người, 1 người bị thương. Trong đó, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra 2 vụ, huyện Mai Châu 1 vụ. So với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, TNGT giảm cả 3 tiêu chí cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.