Mô hình trồng rừng ở xóm Cọi, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) được hỗ trợ vay vốn, bước đầu giúp người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, huyện Lạc Sơn có 225 người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương. Thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ về quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.
UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, nêu những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù để nâng cao nhận thức trong nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức rà soát, triển khai tiếp nhận, quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo đúng quy định của pháp luật nhằm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tái phạm, vi phạm pháp luật. Tổ chức các lớp đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm; quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia tiếp nhận, thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
Qua thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng, đã có 193 người có việc làm, trong đó, 10 người làm kinh doanh dịch vụ tự do, 16 người trồng trọt, chăn nuôi, 87 người trồng rừng, 70 người lao động phổ thông, 10 người làm các nghề khác. Có 20 người được đoàn thể, doanh nghiệp giới thiệu, tạo điều kiện, bố trí giải quyết việc làm, 85 người được người thân, gia đình giúp đỡ. Đến nay, cơ bản người có việc làm đã có thu nhập ổn định, tự nuôi sống được bản thân, gia đình. 5 người sau khi ra tù tái hòa nhập cộng đồng phấn đấu làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng giúp đỡ, tạo việc làm cho một số người dân như anh Phạm Văn Sơn, Đội 5, xã ân Nghĩa bị kết án về tội lưu hành tiền giả. Sau khi chấp hành xong án phạt tù, được hỗ trợ vay vốn, người thân giúp đỡ, anh đã mua xe ô tô chở vật liệu xây dựng, đến nay thu nhập bình quân hàng tháng trên 5 triệu đồng. Ngoài ra còn tạo việc làm cho 4 lao động khác cùng xã. Anh Quách Văn Lích, xóm Quyết Tiến, xã Vũ Lâm sau khi ra tù được vay vốn và hướng dẫn học nghề đến nay có 1 cơ sở sửa chữa xe máy với thu nhập ổn định vào tạo việc làm cho 4 người khác. Anh Bùi Văn Tính, xóm Thóng, xã Bình Cảng sau khi chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ vay vốn mở xưởng mộc và tạo việc làm cho 5 lao động khác...
Ngoài hỗ trợ giúp đỡ người lầm lỡ, các xã, thị trấn xây dựng, phát triển 258 mô hình “ổ nhà, dòng họ tự quản” kết hợp và nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản như “KDC an toàn về ANTT”, “phụ nữ giáo dục người thân không vi phạm pháp luật”, CLB phòng - chống tệ nạn ma túy; “CCB giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực tham gia phòng - chống tội phạm”... để quản lý, giáo dục người thân, con em dòng họ, gia đình, làng xóm bằng những quy ước. Từ đó, những người chấp hành xong án phạt tù trở về được dòng họ, ổ nhà, anh em, hàng xóm, láng giềng, các tổ chức - xã hội cởi mở, xóa bỏ thái độ, hành vi, định kiến, không phân biệt, kỳ thị, né tránh, tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân theo đúng quy định pháp luật.
Từ những kết quả đạt được trong đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù đã góp phần không nhỏ vào thực hiện tốt công tác phòng ngừa tái vi phạm pháp luật, phòng ngừa tội phạm và những tiêu cực nảy sinh đối với người chấp hành xong án phạt tù, đảm bảo ANTT địa phương.
Việt Lâm
(HBDĐ) - Thượng tá Hà Văn Du, Chính trị viên Ban CHQS huyện Mai Châu cho biết: Nhận thức đúng về tầm quan trọng của phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT), Đảng ủy Ban CHQS huyện đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, kế hoạch của trên về công tác thi đua - khen thưởng và phong trào TĐQT trong LLVT huyện. Đồng thời, tổ chức phát động phong trào thi đua ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Các phong trào, nội dung, chỉ tiêu thi đua được gắn với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của LLVT huyện. Qua đó đã động viên các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Trong tháng 2, lực lượng kiểm lâm trong tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý 15 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (tăng 8 vụ so với tháng 1). Qua đó đã tịch thu 5,887 m3 gỗ, gồm 4,064m3 gỗ xẻ và 1,823m3 gỗ tròn. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 54,9 triệu đồng.
(HBĐT) - Những năm qua, bên cạnh việc xây dựng, củng cố nền QPTD, TPHB đã thường xuyên kiện toàn, tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng thường trực, bộ đội địa phương theo đúng quy định với chất lượng tổng hợp, khả năng SSCĐ ngày càng được nâng cao.
(HBĐT) - Ông Vũ Đức Nhận, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) đang lật giở những kỷ vật Điện Biên năm xưa, tôi bỗng nhớ tới bài hát “Hoa ban” của nhạc sĩ Quang Minh. Trong đó có đoạn mở đầu: “Vẫn còn nguyên trong ba lô, chiếc áo trấn thủ/Vẫn còn nguyên trong trang thơ cành hoa ban ép vội/Cho tôi mơ, cho tôi sống những ngày Điện Biên năm xưa/Cho tôi yêu, cho tôi hát những ngày Điện Biên hôm nay...”. Chỉ có điều khác là chiếc áo trấn thủ được ông hì hụi lấy từ chiếc gối mà ông từng gối hàng đêm được ông nâng niu, trân trọng gấp, xếp rất cẩn thận.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ma túy, buôn bán người, duy trì và phát huy hiệu quả phong trào toàn dân BVANTQ, những năm qua, BCĐ 09 huyện Đà Bắc đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, mọi người, mọi nhà nắm bắt các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nêu cao tinh thần cảnh giác và tự giác tham gia phòng ngừa tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội (TNXH).
(HBĐT) - Ngày 7/3, Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (Ban chỉ đạo 09) của tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm mô hình “Nhà trường an toàn không có ma túy” tại trường Trung học kinh tế- kỹ thuật Hoà Bình giai đoạn 2011-2013. Đến dự có các đồng chí: Thượng tướng Bùi Văn Nam, UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An; Bùi Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các vụ chức năng Bộ Công an, Bộ GD - ĐT, thành viên Ban chỉ đạo 09 của tỉnh...