Cụ Trần Thị Tâm (85 tuổi) là một nhân chứng cuối cùng của trận đánh Tu Vũ lần giở những trang sử hào hùng trên mảnh đất quê hương.

Cụ Trần Thị Tâm (85 tuổi) là một nhân chứng cuối cùng của trận đánh Tu Vũ lần giở những trang sử hào hùng trên mảnh đất quê hương.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014) phóng viên Báo Hòa Bình đã có hành trình từ trận đầu chiến thắng trong chiến dịch Hòa Bình tại mặt trận Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ) đến điểm cuối chiến dịch Điện Biên Phủ tại cánh đồng Mường Thanh với loạt bài “Từ Hòa Bình đến Điện Biên Phủ”. Ở đó, mỗi điểm đến là một dấu ấn không phai trên chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của quân và nhân dân ta.

 

Bài 1:

 

         Mặt trận Tu Vũ - nơi mở đầu cho những trận đánh lớn

 

 Hơn 60 năm, dấu ấn còn lại của mặt trận Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ), -  nơi mở đầu cho chiến dịch Hòa Bình và cũng là trận công kiên lớn nhất của quân và nhân dân ta tính từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1946) cho đến thời điểm tháng 12/1951 - chỉ còn lại một khu tưởng niệm chiến thắng và những nấm mộ vô danh của những người lính đã ngã xuống trong trận đánh công đồn. Dẫu cho thời gian đã lùi quá xa, những dấu tích đã bị xóa nhòa nhưng trận đánh đồn Tu Vũ vẫn là dấu son, như một sự khởi đầu mạnh mẽ trong chặng đường đi đến chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam.

 

Không giống với những lần trước, lần này trở lại Tu Vũ với tâm nguyện đi tìm lại những nhân chứng lịch sử, những người từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Tu Vũ cách đây hơn 60 năm để được nghe họ kể về khí thế tiến công hào hùng theo mệnh lệnh “Phải thắng! Chỉ được thắng!” của vị Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi xưa. Trên suốt chặng đường từ Hòa Bình về Tu Vũ, tôi cứ mông lung về một điều gì đó không trọn vẹn bởi đã hơn 60 năm, chắc gì những nhân chứng năm xưa còn sống. Quả thực, cái dự cảm đó đã trở thành sự thật khi đồng chí  Phan Thị Hoan, Chủ tịch UBND xã Tu Vũ lắc đầu tiếc nuối: Nhân chứng sống duy nhất trực tiếp tham gia đánh trận Tu Vũ là ông Đinh Công Hội vừa mới mất ở tuổi 83.

 

Vậy là không thực hiện được tâm nguyện tìm gặp nhân chứng sống trong trận đánh Tu Vũ năm xưa. Đang phân vân chưa biết sẽ làm gì tiếp theo thì bất chợt đồng chí Chủ tịch UBND xã Tu Vũ nói như reo: Tôi nhớ ra rồi, vẫn còn một người nữa cũng tham gia chiến dịch Tu Vũ hiện còn sống và cũng ở cách UBND xã không xa. Đó là bà Trần Thị Tâm năm nay khoảng 85 tuổi ở khu 3, xã Tu Vũ. Ngày xưa, bà là một trong những y tá làm công tác tải thương, cứu chữa cho thương binh trong chiến dịch.

 

Đó là thông tin vô cùng quý giá với chúng tôi lúc này. Theo chỉ dẫn của vị lãnh đạo xã, cũng không mấy khó khăn để chúng tôi tìm đến nhà bà Tâm. Trước mắt chúng tôi là một cụ bà với thân hình mảnh mai, mái tóc bạc màu thời gian. Bà kể: Ngày ấy tham gia trận đánh đồn Tu Vũ tôi mới 21 tuổi và là một trong  2 đảng viên của xã. Do vậy đã được cấp trên cho đi chiến dịch. Tuy nhiên, là phận gái nên chỉ được tham gia làm công tác cứu chữa thương binh ở tuyến sau. Nhưng cho đến bây giờ vẫn không quên được những trận đánh ác liệt ở mặt trận Tu Vũ. Trong trí nhớ của bà Tâm, đồn Tu Vũ được giặc Pháp xây dựng trở thành một cứ điểm kiên cố. Ngoài hệ thống đồn, bốt với hỏa lực mạnh, chúng còn bố trí 6 vòng dây thép gai bảo vệ...

 

Được xem là vị trí trọng yếu bảo vệ tuyến hành lang phòng ngự dọc sông Đà nên tại Tu Vũ địch đã bố trí 3 đại đội bộ binh. Chúng còn tăng cường 1 trung đội xe tăng, 1 đại đội pháo. Với việc xây dựng Tu Vũ trở thành cứ điểm phòng ngự then chốt trên sông Đà, quân Pháp hy vọng sẽ ngăn được bước tiến của ta đánh lên giải phóng Hòa Bình. Để giải quyết vị trí án ngữ đường tiến quân của ta, sau khi cân nhắc, Tổng quân ủy đã quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt cụm cứ điểm Tu Vũ - Núi Chẹ bên sông Đà. Đây là một cứ điểm nằm bên tả ngạn sông Đà, cắm sâu vào địa phận tỉnh Phú Thọ. Cứ điểm này do tiểu đoàn bộ binh Marốc số 1 - một đơn vị thiện chiến trấn giữ. Vị trí này chạy dài khoảng 300 m bên bờ sông Đà, có chiều ngang hẹp, địa hình bằng phẳng và được chia làm 3 khu. Địch bố trí hỏa lực ở đây rất mạnh gồm 5 lô cốt có súng trọng liên và nhiều ụ súng máy và súng cối. Ngoài ra còn có 6 xe tăng và xe thiết giáp đã tạo thành những ổ đề kháng di động trong cứ điểm. Cứ điểm này còn được hàng rào dây thép gai và bãi mìn rộng 24 m bao bọc. Xung quanh cứ điểm đều được phát quang với địa hình bằng phẳng rộng hơn 100 m...

 

Tuy vậy, với quyết tâm “phải thắng và chỉ được thắng”, đêm 10/12/1951, bộ đội ta đã nổ súng tấn công cứ điểm Tu Vũ. “Đó là một đêm trăng sáng, do vậy, khi bộ đội tiếp cận mục tiêu chiếm lĩnh trận địa bị địch phát hiện và chúng đã bắn xối xả vào đội hình. Pháo các vị trí xung quanh cũng cấp tập dồn về. Khi đó, dù cho anh em bộ đội thương vong nhiều nhưng tinh thần chiến đấu vẫn không hề giảm sút” Bà Tâm bồi hồi nhớ lại. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt qua cơn bão đạn lửa, đến 5 h ngày 11/12/1951, Tu Vũ đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Tu Vũ thất thủ đã gây cho quân địch nỗi kinh hoàng, đây là vị trí được tổ chức phòng ngự cẩn mật nhất. Sau trận đánh, chỉ có một số ít quân địch sống sót bơi qua sông chạy trốn.

 

Kết quả, ta đã tiêu diệt 159 lính Pháp, bắt sống 12 tù binh, bắn cháy 1 xe tăng, 2 xe thiết giáp, phá hủy 5 khẩu pháo và thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến đấu của địch. Về phía ta, để có được chiến thắng mở màn cho chiến dịch Hòa Bình cũng đã có 152 cán bộ, chiến sỹ anh dũng hy sinh, 490 người bị thương, hỏng 3 khẩu pháo 75 mm và 2 khẩu pháo 85 mm. Đây là trận đánh có thương vong lớn nhất của bộ đội ta qua 6 năm kháng chiến chống Pháp. Trong ký ức của mình, có lẽ chẳng bao giờ cụ Tâm có thể quên được đêm công đồn cách đây hơn 60 năm trên mảnh đất quê hương. Khi đó, toàn thân cô gái làm nhiệm vụ tải thương Trần Thị Tâm thẫm đỏ màu máu đào. Trong đó có những người lính đã trút hơi thở cuối cùng trên lưng người chiến sỹ tải thương nhỏ bé. Sự hy sinh anh dũng đã làm nên chiến thắng, phá tan đồn, bốt địch, giải phóng Tu Vũ sau 6 năm bị Pháp chiếm đóng làm rung chuyển tuyến phòng thủ sông Đà của quân đội Pháp. Chiến thắng này là một trận công kiên lớn nhất của bộ đội ta từ trước tới nay. Chiến thắng Tu Vũ đã biểu hiện tinh thần quả cảm, hy sinh, tích cực, chủ động tiêu diệt địch, linh hoạt trong chiến đấu, đã chứng tỏ bước tiến bộ của quân đội ta. Thắng lợi to lớn này đã chứng tỏ khả năng đánh thắng quân Pháp với thế trận phòng ngự trong những công sự vững chắc có xe tăng, thiết giáp và hỏa lực pháo binh chi viện mạnh. Đặc biệt hơn, chiến thắng này đã tạo tiền đề cho các trận tiến công lớn sau này như chiến dịch Tây Bắc, nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ. Điều đó đã được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Chiến thắng Tu Vũ là trận công kiên lớn, mở đầu thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình góp nhiều kinh nghiệm quý cho các trận đánh, các chiến dịch sau này.

 

 

                                                                                    Mạnh Hùng

 

(Còn tiếp)

Bài 2: Chiến dịch Hòa Bình - cuộc tập dượt cho Điện Biên Phủ

 

Các tin khác

Cán bộ, công chức xã Hiền Lương (Đà Bắc) trao đổi với cán bộ Dự án của Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc về kỹ năng tổ chức chương trình đối thoại chính sách với người dân. Ảnh: H.D
Không có hình ảnh
Hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Không có hình ảnh

Công bố quyết định thành lập Đồn Công an Chợ Bến

(HBĐT) - Ngày 28/3, Công an tỉnh tổ chức công bố Quyết định số 6401/QĐ-BCA-X13 của Bộ Công an về việc thành lập Đồn Công an Chợ Bến thuộc Công an huyện Lương Sơn.

Xe taxi bị hư hỏng nặng do đâm vào xe tải

(HBĐT) - Vào khoảng 15 giờ, ngày 30/3, tại khu vực km số 98, quốc lộ 6, dốc Quy Hậu (xã Quy Hậu -Tân Lạc) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô mang biển kiểm soát 28A- 01632 của hãng taxi Sông Đà và xe tô tải mang biển kiểm soát 28 H-7101. Hậu quả, xe taxi bị hư hỏng nặng phần đầu xe phía bên lái, xe tải hỏng nhẹ phần sườn trái. Rất may vụ tai nạn không có ai bị thương.

Vừa rút tiền ở cây ATM thì bị cướp

(HBĐT) - Theo thông tin của lực lượng chức năng, vào hồi 21h, ngày 24/3, tại đường Lê Thánh Tông, thuộc địa phận tổ 21, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) đã xảy ra một vụ cướp giật tài sản.

Phòng - chống tội phạm, bài trừ TNXH từ mỗi gia đình, khu dân cư

(HBĐT) - Theo thống kê, năm 2013 và tính đến ngày 28/2/2014, trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xảy ra 33 vụ phạm pháp hình sự, tăng 7 vụ so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó có những vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích. Tình trạng thanh niên lạm dụng rượu, bia, mất tự chủ dẫn đến phạm tội, gây TNGT diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã xuất hiện tình trạng thanh niên sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” gây ảo giác dẫn đến phạm tội.

Nỗ lực lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

(HBĐT) - Là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh, những năm qua, Đảng bộ phòng Hậu cần - Kỹ thuật đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác của đơn vị; chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh đảm bảo tài chính, phương tiện, vật tư tài sản, quản lý nhà ở doanh trại, CSSK cho CBCS... góp phần phục vụ tốt công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng.

Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến đóng góp cho các dự thảo Luật

(HBĐT) - Ngày 28/3, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đầu tư công và Luật Phá sản (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIII. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có TT HĐND tỉnh, đại diện UB MTTQ, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh), lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục