Bùi Ngọc ước, Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến (TPHB).

Bùi Ngọc ước, Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến (TPHB).

(HBĐT) - Là người con của quê hương Thanh Hoá, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, tôi đi TNXP lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điên Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên, tôi làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan trạm cung cấp tiền phương (trạm 42) bảo vệ cơ quan, bảo vệ khói lửa, bầu trời, giữ gìn bí mật, tiêu diệt bọn việt gian, biệt kích thổ phỉ, truy bắt tù binh bỏ trốn.

 

Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội, TNXP ta đã đóng góp sức người, sức của, hy sinh xương máu cho chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu còn mãi in đậm trong tôi. Điều này đã giúp tôi vượt qua khó khăn trong chiến đấu, công tác và cuộc sống đời thường. Hiện là Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến (TPHB), tôi luôn động viên gia đình, hội viên phát huy phẩm chất tốt đẹp của người TNXP, góp sức xây dựng quê hương Hoà Bình ngày càng giàu đẹp.

 

 

Sáng tạo khi truyền đạt chiến dịch Điện Biên Phủ cho học sinh

 

                    

Nguyễn Thị Hồng Thanh, giáo viên môn lịch sử, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TPHB).

 

Là giáo viên dạy môn lịch sử, tôi tự hào và trân trọng lịch sử Việt Nam, nhất là những sự kiện lớn có tính bước ngoặt như chiến dịch Điện Biên phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Sự kiện này không chỉ giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp mà còn mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Làm thế nào để học sinh, thế hệ trẻ hiểu biết, trân trọng lịch sử nước nhà nói chung và sự kiện lớn này nói riêng? Tôi cùng tập thể nhà trường đã tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy, tạo hứng thú học tập, tìm hiểu cho học sinh. Chúng tôi đã chuẩn bị bài giảng công phu bằng cách sưu tầm những bức ảnh, đoạn phim, tư liệu về chiến dịch để truyền đạt một cách sống động cho học sinh dễ nắm bắt. Trong các giờ ngoại khóa, mời các nhân chứng đến nói chuyện, giao lưu hỏi - đáp với học sinh. Qua đó, nhiều học sinh nắm và hiểu sâu về lịch sử; không ít em đoạt giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia bộ môn này. Thông qua những việc làm đó, cả cô và trò nhà trường đều tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

Những năm tháng không quên

 

                         

           Trần Văn Phú, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn)

 

Nhập ngũ ngày 15/3/ 1950, tôi là lính thuộc Sư đoàn 304, Trung đoàn 9, tôi đã từng tham gia chiến đấu tại chiến dịch thu - đông. Cuối năm 1953, được lệnh của cấp trên, chúng tôi hành quân lên Điện Biên Phủ để tham gia chiến dịch. Thời kỳ này, tôi là trung đội trưởng phụ trách đội cối 82I bắn vào khu vực Hồng Cúm, sân bay Hồng Cúm. Sau bao nhiêu ngày đêm chiến đấu ác liệt tranh nhau từng tấc đất với thực dân Pháp, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân và dân ta đã giành thắng lợi. Năm nay đã 84 tuổi, may mắn hơn các đồng đội khác đã hy sinh anh dũng, tôi chỉ bị thương nhẹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Vào những ngày này, khi cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi rất xúc động, tự hào và bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm chiến đấu xa xưa. Nhớ những đồng đội đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Tôi mong rằng các thế hệ trẻ hôm nay hãy nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh để xứng đáng với những đóng góp, hy sinh của thế hệ cha ông đi trước.

 

 

Hành trang tự hào trên đường đi tới

 

                         

         Triệu Văn Hoàng, Phó Bí thư Đoàn xã Toàn Sơn (Đà Bắc).

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã có sự tham gia tích cực của thế hệ thanh niên. Với phong trào “lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước” 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã có 2 triệu ĐV-TN đăng ký tình nguyện, 6 vạn ĐV-TN thực hiện vượt mức kế hoạch, 22.000 thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 ĐV-TN được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, nhiều điển hình người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Phát huy truyền thống yêu nước đó, ĐV-TN xã Toàn Sơn luôn phấn đấu học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ đi trước. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ Toàn Sơn hôm nay luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung kích trên mọi lĩnh vực. Trong những năm qua, ĐV-TN địa phương đã phát huy truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để nâng cao trình độ chính  trị, văn hóa, KH-KT góp phần xây dựng, phát triển quê hương.

 

 

 

Các tin khác

Đội CSGT - Công an huyện Cao Phong kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATGT trên tuyến QL6 đoạn qua xã Tây Phong.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Internet).
Không có hình ảnh
Hiện trường vụ tai nạn.

Chủ động phòng ngừa, trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Xã Phú Minh hiện có 588 hộ, 2.596 nhân khẩu. Để thực hiện tốt công tác đảm bảo giữ gìn ANTT ở cơ sở, hàng năm, công an xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, UBND xã đề ra nghị quyết, chương trình, kế hoạch về thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Củng cố thế trận lòng dân ngày càng vững chắc

(HBĐT) - Thượng tá Trần Xuân Thành, Chính trị viên Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Để củng cố thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, với vai trò là lực lượng nòng cốt, LLVT huyện đã tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng KVPT huyện ngày càng vững mạnh.

Thu Phong - xã Anh hùng nơi cửa ngõ Mường Thàng

(HBĐT) - Từ đốm lửa cách mạng đầu tiên ở chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, nhân dân các dân tộc xã Thu Phong (Cao Phong) vượt qua khó khăn, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng. Năm 2010, Đảng bộ, nhân dân xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Vì sự bình yên của nhân dân

(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng tập trung xây dựng CNXH. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới của hai miền đất nước: xây dựng CNXH vững mạnh ở miền Bắc, làm hậu phương cho cách mạng giải phóng miền Nam, lực lượng Ty Công an Hòa Bình đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, triển khai tốt các chỉ thị, nghị quyết của ngành, dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, nhất là phối hợp với lực lượng quân đội nhân dân, các ngành trong khối nội chính đã lập nhiều chiến công trong đấu tranh trấn áp phản cách mạng, tội phạm hình sự, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, làm thất bại nhiều âm mưu hoạt động của bọn gián điệp, biệt kích, hoạt động chiến tranh tâm lý, đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc.

Gặp những người lính binh đoàn Trường Sơn từng tham gia chiến đấu trên đất Lào

(HBĐT) - Họ gia nhập quân ngũ vào những năm 1971, 1973, 1974..., sau đợt huấn luyện, được biên chế vào binh đoàn Trường Sơn làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy vậy, nhiều người trong số họ không được trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trên mảnh đất hình chữ S thân yêu mà được giao làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào. Nhưng dù ở đâu, họ cũng làm tròn trách nhiệm của người lính và mang niềm tự hào sâu sắc là bộ đội Trường Sơn. Cho đến nay, sau 39 năm non sông thu về một mối, được sống trong cuộc sống thanh bình, họ luôn tổ chức những cuộc hội ngộ để ôn lại chuyện chiến trường.

Nhớ về “Tiểu đoàn Hòa Bình - Gia Định”

(HBĐT) - Trong chuỗi những hoạt động, đóng góp để vun đắp cho tình cảm 2 tỉnh kết nghĩa Hòa Bình - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, câu chuyện về “Tiểu đoàn Hòa Bình - Gia Định” cũng có đời sống khá đặc biệt. Anh Nguyễn Công Huân, cán bộ Hội CCB tỉnh là một CTV các cơ quan báo, đài tỉnh có nhiều lần tìm hiểu và viết về đề tài này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục