Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.
(HBĐT) - Ngày 11/6, tại Ngân hàng CSXH tỉnh, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2010 - 2014) đối với Sở LĐ-TBXH, Ban Dân tộc, Ngân hàng CSXH. Tham gia đoàn có TT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban KT-NS, Pháp chế, VH-XH&DT (HĐND tỉnh); các, sở, ngành: GT-VT, KH-ĐT, NN&PTNT, TC, GD-ĐT, Y tế.
Báo cáo của các ngành cho thấy, trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo được chú trọng. Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; cho hộ nghèo vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, khám- chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg... Theo đó, trong giai đoạn, Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho vay 152.558 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay 1.975.210 triệu đồng, trong đó, đã giải ngân cho vay 61.599 lượt hộ nghèo, 5.888 lượt hộ cận nghèo. Hàng năm, nguồn vốn đã tạo việc làm mới cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, trên 17.000 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, xây dựng mới trên 13.500 công trình NS&VSMTNT, trên 19.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010-2013, toàn tỉnh đã có 12.835 lao động nông thôn, trong đó có 2.047 người thuộc hộ nghèo được đào tạo miễn phí với tổng kinh phí 15.690 triệu đồng. Trong giai đoạn có 2.146.742 lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK được mua và cấp thẻ BHYT miễn phí với tổng kinh phí 700 tỉ đồng... Các mô hình giảm nghèo được nhân rộng, cơ sở hạ tầng vùng ĐBKK tiếp tục được cải thiện, 100% xã thuộc chương trình giảm nghèo có trường tiểu học và THCS, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, 98,6% trẻ trong độ tuổi được đến trường, 100% xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 100% xã có điểm BĐ-VH, trạm y tế. Kết quả đạt được đã góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, người dân tộc thiểu số. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,7%, tương đương với 38.043 hộ.
Các đại biểu dự buổi giám sát đã tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề xung quanh việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường GTNT cho các xã ĐBKK; công tác khám-chữa bệnh cho người nghèo; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho người nghèo; xây dựng hạ tầng giáo dục ở các xã ĐBKK tạo môi trường học tập tốt cho học sinh; việc xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách cho hộ nghèo còn hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận hộ nghèo; hiệu quả cho vay hỗ trợ học sinh đi học; việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại một địa bàn; cơ chế phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo; tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững… Bên cạnh đó, các ngành cũng đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về giảm nghèo.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014; giao bộ phận Văn phòng tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các ngành báo cáo HĐND, các Bộ, ngành T.Ư xem xét, giải quyết. Đồng chí nhấn mạnh, để thực hiện giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các cấp, ngành chức năng cần nghiên cứu, xác định lợi thế của từng địa phương, vùng, nhất là vùng ĐBKK để đầu tư phát triển sản xuất, XĐ-GN hiệu quả; tiếp tục củng cố, tăng cường kinh tế hợp tác, nêu cao vai trò kinh tế hộ gia đình; huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho XĐ-GN; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân, tạo chuyển biến trong hộ nghèo chủ động vươn lên XĐ-GN; quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác giảm nghèo; thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, công tác quản lý Nhà nước theo hệ thống ngành dọc trong lĩnh vực giảm nghèo...
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Văn bản số 698/TTg-KGVX về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Minh Hồi, Chủ tịch UBND xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đánh giá: Nét nổi bật trong phong trào toàn dân BVAN tổ quốc ở Độc Lập là hiệu quả hoạt động của các mô hình an ninh tự quản. Với sự chủ trì của Ban CA xã, 6/6 xóm đều có tổ ANND với số lượng từ 5 - 6 thành viên. Các tổ ANND đã phát huy tốt vai trò trong bảo vệ sản xuất và giữ gìn trật tự ở thôn bản. Phối hợp chặt chẽ với các tổ hòa giải kịp thời giải quyết những mâu mắc ngay tại cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm và tnxh ở các thôn, bản.
(HBĐT) - Ngày 8/6, tại Ban CHQS thành phố, Thành đoàn Hòa Bình, Ban CHQS thành phố phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức khai giảng Chương trình “Học kỳ trong quân đội” khóa I năm 2014.
(HBĐT) - Năm nay mới bước sang tuổi 28, song trung úy Xa Thị Hoài Thu có gần 10 năm gắn bó với nghề quản giáo, một công việc đầy khó khăn, vất vả tại Trại giam - Công an tỉnh. Tốt nghiệp trung học Cảnh sát nhân dân, chuyên ngành cảnh sát kinh tế, thay vì được phân công theo lĩnh vực đào tạo, trung úy Thu đã tình nguyện làm quản giáo tại Trại tạm giam - Công an tỉnh. Từ một sinh viên vừa tốt nghiệp, hiền lành và có phần nhút nhát, Thu dần trưởng thành, vững vàng hơn trong công việc, được Ban giám thị tin tưởng giao trông coi, quản giáo nhiều nữ phạm nhân mang trọng tội.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn của một số cán bộ xã và đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) xã Đồng Chum (Đà Bắc) kiến nghị về việc nhiều tháng qua cán bộ xã và NCT không được lĩnh lương và phụ cấp, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống. Khi hỏi, cấp ủy, chính quyền xã trả lời nguyên nhân do kế toán ngân sách xã xâm tiêu ngân sách nên chưa có tiền chi trả. Sự việc đã kéo dài nhưng cấp ủy, chính quyền xã, huyện và các ngành chức năng không giải quyết kịp thời, dứt điểm gây bức xúc trong dư luận.
(HBĐT) - Toàn xã hiện có 16 người nghiện và nghi nghiện. Con số này có nguy cơ tăng do việc quản lý con em đang bị một số gia đình buông lỏng, số thanh niên lười lao động, thích ăn chơi đua đòi ngày càng tăng... Đây là thực tế đang lo ngại về tệ nạn ma túy tại xã Tòng Đậu (Mai Châu).