Huyện đoàn Lạc Sơn phối hợp với Hội PN tổ chức giao lưu truyền thông phòng - chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS tại xã Vũ Lâm.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 9, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 182 người nghiện (đột biến trong tháng 7 và tháng 8 tăng gần 50 người nghiện). Công tác cai nghiện chưa đạt được kết quả như mong đợi do đó tháng 7/2013 huyện đã thực hiện thí điểm mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai tại các xã: Yên Phú, Liên Vũ và thị trấn Vụ Bản.
Thượng tá Đỗ Huy Bốn, Trưởng Công an huyện cho biết: “Thực hiện Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Công an huyện đã tham mưu cho UBND huyện lựa chọn 3 địa bàn để thực hiện thí điểm. Trong đó, công tác tuyên truyền được chú trọng thực hiện ngay từ đầu vì đây được xác định là yếu tố quan trọng, mấu chốt làm nên sự thành công hay thất bại của mô hình. Trong đó, nhấn mạnh vào nâng cao nhận thức cho chính quyền, người dân, người nghiện hiểu rằng đây là khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình chứ không thuộc diện đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Một số xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động bằng cách mời những người đã cai nghiện thành công đến nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm để người nghiện tin tưởng, tự nguyện khai báo tình trạng của mình và đăng ký các hình thức điều trị. Huyện cũng đã tuyên truyền sâu rộng để chính quyền địa phương, nhân dân và người nghiện thay đổi cách suy nghĩ, không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nghiện giúp có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Kết quả đã vận động được 45 đối tượng tại 3 địa bàn trên khai báo và đăng ký cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Trong đó thị trấn Vụ Bản có 11 đối tượng, Yên Phú 23 đối tượng và xã Liên Vũ có 11 đối tượng.
Đánh giá kết quả sau hơn 1 năm triển khai mô hình, đồng chí Trưởng Công an huyện khẳng định: Việc thực hiện mô hình điểm cai nghiện ma túy tại cộng đồng và quản lý sau cai đã nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện. Những gia đình có người nghiện hiểu được tác hại của ma túy, mục đích, ý nghĩa của chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng nên đã vận động các đối tượng đăng ký tham gia tự nguyện, cai nghiện tự giác, tham gia quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Theo đó, trong số 45 đối tượng đăng ký cai nghiện tự nguyện tại đã có 18 đối tượng không sử dụng lại chất ma túy sau cai.
Tuy nhiên, kết quả sau hơn 1 năm thực hiện Đề án cũng cho thấy tỷ lệ tái nghiện sau cai còn cao (27 đối tượng, tương đương 60%). Công tác phối hợp trong thực hiện chưa chặt chẽ, số người đăng ký cai nghiện tự nguyện thấp so với số người nghiện thực tế trên địa bàn; việc quản lý người nghiện khó do các đối tượng thường đi làm ăn xa.
Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong thực hiện mô hình điểm này, Ban Chỉ đạo 09 huyện Lạc Sơn quyết định sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình thêm 3 xã mới là Mỹ Thành, Xuất Hóa và Tân Mỹ. Phấn đấu đến cuối năm nay sẽ vận động thêm 50 đối tượng tự nguyện cam kết tham gia cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai.
Bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, huyện Lạc Sơn tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách, nhất là cán bộ cơ sở trong vận động, hỗ trợ đối tượng nghiện tự cai. Đồng thời, địa phương sẽ triển khai, thực hiện đề án dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho người đang cai và sau cai nghiện để giúp họ có việc làm ổn định, hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái nghiện.
Dương Liễu
(HBĐT) - Chợ Thái Bình thuộc phường Thái Bình (TPHB) được Công ty CP Nông sản - thực phẩm đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2012 trên diện tích hơn 5.200 m2. Chợ có 216 kiốt, điểm bán hàng, hiện đưa vào khai thác, sử dụng trên 60% với đầy đủ các mặt hàng: quần áo, giày dép, bánh kẹo, vải, đồ điện, thực phẩm... Chợ nằm ở khu vực ngã ba nên thu hút khá đông lượng khách.
(HBĐT) - Một ngày cuối tháng 9, tại 2 xã Dũng Phong (Cao Phong) và Tu Lý (Đà Bắc) không khí như ngày hội. Chị em phụ nữ ngày thường là những cán bộ đoàn thể của xóm, thôn gắn bó với tuyên truyền, vận động, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân.
(HBĐT) - Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014 đã quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tiếp công dân. Luật đi vào cuộc sống góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn về công tác tiếp công dân; xây dựng được cơ chế hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (KN-TC), kiến nghị, phản ánh một cách đầy đủ, công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp công dân. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lê Trọng Long, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, phụ trách công tác tiếp dân và giải quyết KN -TC.
(HBĐT) - 9 tháng qua, các đoàn kiểm tra liên ngành của TPHB đã kiểm tra 562 lượt cơ sở kinh doanh (tăng 194 lượt cơ sở so với cùng kỳ năm 2013). Qua đó đã phát hiện sai phạm, xử lý hành chính 145 cơ sở, tổng số tiền xử phạt 202 triệu đồng nộp NSNN.
(HBĐT) - Nhằm thiết lập trật tự kỷ cương giao thông trên địa bàn tỉnh, 9 tháng qua, lực lượng chức năng đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.